Phụ Nữ Sức Khỏe

Quả mít thơm lừng, ngọt lịm nhưng 5 đối tượng này dù thèm đến mấy cũng nhất định không nên ăn

Mít là một trong những loại quả thơm ngon và được nhiều người ưa thích, đặc biệt trong mùa hè. Tuy nhiên, cần lưu ý khi ăn mít để tránh 'mang họa vào thân'.

Mít không chỉ ngon mà còn có nhiều lợi ích về sức khỏe, như: Tăng cường hệ miễn dịch nhờ nguồn vitamin C dồi dào; giảm nguy cơ ung thư và chống lão hóa nhờ khả năng loại bỏ các gốc tự do,  thể và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, nguyên nhân dẫn ra các căn bệnh liên quan đến thoái hóa; chống rối loạn tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón; duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da; điều hòa huyết áp nhờ lượng kali đáng kể; giúp xương chắc khỏe do giàu magie - chất có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi...

Ảnh minh họa: Internet

Những lưu ý khi ăn quả mít

Không nên ăn mít quá nhiều trong một lúc

Nhiều người cảm thấy rằng càng ăn nhiều mít vào mùa hè thì càng có cảm giác nóng trong người. Lý giải về hiện tượng này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm – trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) phân tích: Hoa quả thì không có khái niệm nóng lạnh, không phải múi mít có nhiệt độ cao, cho vào miệng là có cảm giác nóng. Đơn giản là mít có nồng độ đường cao, vì vậy khi ăn nhiều sẽ sinh bốc hỏa.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia) nguyên tắc hàng đầu để ăn mít an toàn, không gây hại đó là không được ăn nhiều mít cùng lúc. Mỗi người lớn chỉ nên ăn khoảng 4-5 múi mít (80-100g). Ăn quá nhiều mít một lúc sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, gây nóng trong, không tốt cho gan thận, thậm chí gây tăng cân mất kiểm soát.

Ảnh minh họa: Internet

Tránh ăn mít lúc bụng đang đói

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, lúc đói thì không nên ăn những loại quả nhiều đường như mít vì sẽ làm lượng insulin tăng vọt, từ đó khiến tuyến tụy bị tăng áp lực khi vẫn còn đang chưa hoạt động ổn định dẫn đến bạn sẽ bị tiểu đường. Hơn nữa, sai lầm này cũng có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Không nên ăn mít vào buổi tối

Ăn mít vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ cao nhất là hạt mít. Hơn nữa, múi mít cũng giàu năng lượng, đặc biệt là tính nóng và nhiều đường, vì thế có thể gây tích mỡ bụng, gây nóng trong, gây khó ngủ. Tốt nhất mọi người chỉ nên ăn mít 1-2 giờ sau khi ăn bữa sáng hoặc trưa. Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Tránh nuốt vội khi ăn mít

Khi ăn mít, cần phải nhai từng múi thật kỹ, nhất là mít dai vì mít cứng, khó tiêu, nhai không kỹ sẽ gây đau dạ dày.

Ảnh minh họa: Internet

Một số đối tượng không nên ăn quả mít

Người tạng nhiệt

Nếu có cơ địa nóng, bạn không nên ăn mít vì hàm lượng đường cao trong loại quả này khiến bạn càng nóng nực, khó chịu thêm.

Người bị mụn nhọt, rôm sảy

Mít tính nóng, có lượng đường cao, sẽ làm nặng thêm tình trạng mụn nhọt, rôm sảy. Những người hay mắc chứng này cũng nên hạn chế ăn mít dù cơ thể đang ổn, vì nếu ăn nhiều thì mụn nhọt, rôm sảy có nguy cơ xuất hiện trở lại.

Người bị tiểu đường

Với hàm lượng đường rất cao, mít là loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh xa. Đường trong mít là loại được hấp thụ nhanh, sẽ khiến chỉ số đường huyết của bạn tăng vọt.

Ảnh minh họa: Internet

Người suy thận mạn

Mít giàu kali, chất mà bệnh nhân suy thận mạn nên tránh. Khi thận suy, không làm tốt chức năng của mình, kali sẽ ứ đọng lại dẫn đến tình trạng tăng kali máu. Nếu lượng kali trong máu quá cao, bệnh nhân có thể chết do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước.

Người bị gan nhiễm mỡ

Mít chứa nhiều đường nên không tốt cho gan và dễ gây nóng trong. Những người bị gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên hạn chế những loại trái cây quá ngọt và khó tiêu, trong đó có mít.

5 điều cần biết khi ăn mít để phát huy công dụng

- Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…

- Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).

Ảnh minh họa: Internet

- Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

- Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.

- Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300 g/ngày).

Duy Ân (TH)

Tin liên quan

Những thực phẩm được não yêu thích

Cá, trứng, lạc, đậu nành là các món ăn quen thuộc giúp tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa huyết khối...

Số lượng trứng nên ăn mỗi tuần ở từng nhóm tuổi

Trẻ em nên ăn một quả trứng mỗi ngày còn người trưởng thành có thể ăn nhiều hơn.

Rong biển có tác dụng gì?

Rong biển là món ăn được nhiều người yêu thích, vậy rong biển có tác dụng gì?

Tác dụng của chân gà hầm đậu đen

Dưới đây là những tác dụng của chân gà hầm đậu đen rất ít người biết.

Có nên chần thịt qua nước sôi?

Chuyên gia về công nghệ thực phẩm sẽ trả lời thắc mắc trên của nhiều bà nội trợ.

Thường dùng nước lã để rửa thịt lợn, chị em hãy dừng ngay mà sử dụng nước này đảm bảo...

Dưới đây là cách làm sạch thịt lợn rất dễ làm, nhanh, tiện mà bất cứ bà nội trợ...

'Bỏ túi' ngay công thức pha nước chấm bánh xèo ngon 'bất bại', thì ra bí quyết nằm ở nguyên...

Mới đây, mẹ đảm Đà Nẵng chia sẻ cách làm bánh xèo đậm vị miền Trung vô cùng hấp dẫn....

Tin mới nhất

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

30 phút trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

32 phút trước

Việt Nam chính thức được cấp phép lưu hành vaccine phòng sốt xuất huyết

34 phút trước

Làm thế nào để ngủ được, ngon và sâu giấc?

5 giờ trước

Cách làm son môi từ cà chua cực đơn giản tại nhà

5 giờ trước

5 lời khuyên quan trọng phòng ngừa ung thư miệng và những dấu hiệu cần chú ý

5 giờ trước

8 lợi ích của việc đi bộ hơn 10.000 bước mỗi ngày

5 giờ trước

Bỏ một ít kem đánh răng vào nước vo gạo, bất ngờ về điều kỳ diệu mà bạn thấy trong...

5 giờ trước

Uống nước mía có tăng cân không?

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình