Nội dung bài viết
Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Dạ dày yếu nên ăn gì hoặc viêm loét dạ dày nên ăn gì là thắc mắc của hầu hết bệnh nhân mắc bệnh. Bởi vì nếu tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày hay các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét thì hiệu quả điều tri sẽ tăng cao.
Hay chỉ cần xây dựng một thực đơn lành mạnh, có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất thì khả năng khỏi bệnh sẽ rất nhanh chóng.
Dưới đây là danh sách các món ăn mà người viêm loét dạ dày nên kết thân:
1. Cơm
Cơm nói riêng và những loại thức ăn thuộc nhóm đường bột nói chung đều tốt cho người đang bị viêm loét dạ dày.
Một điều quan trọng nữa là cơm mềm, dễ tiêu hóa, và ít gây kích thích dạ dày tiết nhiều acid. Chính vì những đặc điểm đó mà cơm có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày.
Mặt khác, thực phẩm quen thuộc và không thể thiếu trong các bữa ăn này còn có thể giúp hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày. Từ đó giảm nguy cơ gây tiêu chảy.
Ngoài cơm thì xôi, bánh chưng, cháo, khoai... cũng có tác dụng tương tự với cơ thể người bệnh nên bạn sẽ không phải đau đầu khi không biết viêm loét dạ dày nên ăn gì nữa.
Cùng nhóm với cơm còn đó các thực phẩm thô chưa tinh chế như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu... Chúng rất giàu chất xơ, vitamin (đặc biệt nhóm B), khoáng chất và các chất chống oxy hoá.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý là các món ăn chế biến từ nhóm này dù rất tốt cho sức khoẻ, nhưng cũng gây khó tiêu hoá khi người bệnh đang có bệnh lý dạ dày nên cần dùng hợp lý và đúng mức.
2. Bánh mì
Bánh mì cũng như cơm, là một lựa chọn tốt từ nhóm đường bột. Đây là thực phẩm khá lý tưởng với người bị viêm loét dạ dày vì ít béo, dễ tiêu hoá. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh dùng chungvới bơ và mứt cho tới khi dạ dày khoẻ mạnh hơn.
3. Canh - Soup
Canh - soup là món ăn được nấu chín, mềm. Vì vậy chúng có ưu điểm là không gây "áp lực" với hệ tiêu hóa. Hơn nữa lượng nước nhiều cũng giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày làm người bệnh dễ tiêu hoá thức ăn hơn. Cho nên đây là lựa chọn phù hợp khi bạn không biết bị viêm loét dạ dày nên ăn gì.
4. Chuối
Trong các loại trái cây thì chuối được xếp đầu bảng trong nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày. Vì chúng có khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và đồng thời giảm viêm hiệu quả.
Chuối cũng là một trong số các loại trái cây có lượng đường bột cao. Loại quả này đặc biệt hiệu quả trong việc cung cấp năng lượng. Ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt.
Nhất là khi người bệnh đang bị tiêu chảy hoặc nôn ói. Thành phần xơ hoà tan pectin có trong chuối vô cùng có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.
5. Sữa chua
Khi đặt câu hỏi người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên bệnh nhân nên ăn nhiều sữa chua. Vì chúng có nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Dù có nhiều ý kiến trái chiều về việc dùng sữa chua trong điều trị bệnh lý đau dạ dày. Nhưng không thể phủ nhận một thực tế là sữa chua không béo có thể giúp ích trong đa số trường hợp. Vì sữa chua làm dịu lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày.
Nhưng khi bắt đầu dùng sữa chua trong liệu trình giảm nhẹ bệnh dạ dày, cụ thể là viêm loét dạ dày thì bạn nên bắt đầu lượng ít và thường xuyên theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn để có những điều chỉnh phù hợp.
6. Nước ép táo
Nước ép táo là loại thức uống dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng. Trong táo có chứa thành phần chất xơ hoà tan pectin. Đây là hoạt chất thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột. Bên cạnh đó, chúng cũng phòng ngừa tiêu chảy và táo bón tốt.
7. Nước dừa
Nước dừa cũng là loại nước trái cây giàu chất điện giải natri, kali, canxi. Đây đều là những "thần dược" giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lại lượng nước mất sau tiêu chảy, nôn ói - những triệu chứng của viêm loét dạ dày.
8. Trà thảo dược
Đa số các loại trà thảo dược, nhất là loại không caffeine đều giúp điều hòa hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các chứng khó chịu, đầy bụng. Đây là thức uống luôn có mặt trong danh sách thức ăn giải đáp vấn đề viêm loét dạ dày nên ăn gì.
Đặc biệt là những loại trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.
9. Gừng
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc trong bữa ăn mà còn trị được nhiều bệnh. Gừng có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đồng thời giảm các triệu chứng đau dạ dày hay đầy hơi và khó tiêu.
Nếu còn chưa biết viêm loét dạ dày nên ăn gì thì bạn cần nhanh chóng bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày. Ví dụ là uống trà gừng hay đơn giản hơn là nhấm nháp một vài lát gừng sống.
10. Tỏi
Danh sách mà người bị viêm loét dạ dày cần dùng trong thể thiếu tỏi vì loại gia vị này là một chất chống vi khuẩn và kháng nấm phổ rộng. Điều đáng mừng là vi khuẩn H. pylori - nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày rất nhạy cảm với nó. Lý do này khiến cho tỏi trở thành một thực phẩm tốt cho người bệnh viêm dạ dày.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là một số người bị ợ nóng mãn tính có phản ứng không tốt với tỏi. Cách tốt nhất là hãy thử ăn một lượng nhỏ tỏi trước hoặc uống thử viên nang tỏi, sau đó theo dõi phản ứng của cơ thể và và tăng dần lượng dung nạp nếu thấy ổn.
11. Bông cải xanh
Trong bông cải xanh có chứa một chất dinh dưỡng được gọi là sulphoraphane. Y học đã chứng minh hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn H. pylori của chất này trong niêm mạc dạ dày. Điều này khiến cho bông cải xanh trở thành một thực phẩm tuyệt vời cho người bị viêm dạ dày.
Thậm chí, các nhà khoa học còn tận dụng tác dụng tiêu diệt các chủng H. pylori của bông cải xanh để điều chế thành thuốc kháng sinh. Nhất là mầm bông cải xanh vì chứa sulphoraphane gấp 20 đến 50 lần so với cây trưởng thành.
Viêm loét dạ dày kiêng gì?
Ngoài thắc mắc viêm loét dạ dày nên ăn gì thì kiêng gì khi đang bị bệnh dạ dày cũng là vấn đề được quan tâm. Câu trả lời là khi phát hiện bị viêm loét dạ dày - tá tràng, bạn cần tránh một số loại thực phẩm không có lợi như sau:
1. Đồ uống có chất kích thích
Đứng đầu trong danh sách cần loại trừ là những món ăn gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: bia, rượu, cà phê, trà đặc.
2. Rau đậu già
Các loại rau đậu già, điển hình là củ cải già, rễ cây... cũng là những món mà bệnh nhân viêm loét dạ dày cần tránh.
3. Gia vị cay nóng
Bên cạnh đó cũng cần tránh các gia vị cay nóng như gừng khô, tiêu, ớt,...
4. Thức ăn chế biến sẵn
Nhóm các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị hay đồ ăn chế biến sẵn dù hấp dẫn nhưng lại luôn có các chất bảo quản. Chúng vừa không tốt cho sức khỏe vừa làm cho người bị viêm loét dạ dày lâu khỏi bệnh.
5. Sụn tôm cua, xương gia cầm
Ngoài ra, người bệnh về dạ dày cũng nên hạn chế các loại thức ăn như xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, đầu cá... các loại vì gây bất lợi trong việc điều trị bệnh.
6. Thực phẩm chua
Trái cây chua bao gồm cam, chanh, quýt, xoài, khế... hay thực phẩm lên men chua dấm, mẻ gây tăng acid dạ dày, rất bất lợi cho người bị bệnh về dạ dày nên cần kiêng trong thời gian trị bệnh.
7. Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng
Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: Giá đỗ, đậu, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây... cùng các loại nước ngọt, nước trái cây có ga đều ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng cho người bị viêm loét dạ dày nên càng ít dùng càng tốt.
Cách trị viêm loét dạ dày bằng 1 số thực đơn
Thực đơn 1
Bữa sáng: dùng trứng gà 1 quả đánh kem và 50g bánh quy.
Bữa trưa: cơm với lượng gạo tẻ 200g) ăn kèm giá xào (nên dùng giá đỗ 100g) và thịt lợn 30g, dầu hoặc mỡ 5g xào lên.
Bữa phụ bao gồm bánh quy 50g (hoặc biscot). Cũng có thể thay bằng chè đỗ xanh, đỗ đen.
Bữa tối: cơm nấu từ gạo tẻ 200g, có thể dùng xôi lạc hoặc cơm nếp lạc (gạo nếp 200g, lạc hạt 30g) thay thế, thịt lợn rim 30g và rau xanh tùy sở thích.
Thực đơn 2
Bữa sáng: ăn sáng nhẹ nhàng bằng trứng gà hấp, tốt nhất là dùng 1 quả, cháo nếp 1 bát 200ml.
Bữa trưa: ăn cơm (gạo tẻ 200g) với rau bắp cải luộc 100g cùng thịt lợn viên hấp 50g.
Bữa phụ: Dùng bánh quy 50g hoặc chè bột sắn thay thế.
Bữa tối: ưu tiên ăn cơm nấu từ gạo tẻ 200g kèm đậu xào 100g, thịt 30g xào bằng dầu 5g với một ít hành mùi.
Giá trị năng lượng mỗi thực đơn từ 2.100 - 2.400kcal nên sẽ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể người bệnh viêm loét dạ dày. Trong đó kcal từ đạm: 12,5% tương đương 60 - 65g; từ chất béo là 13,8% (30 - 45g) và từ bột đường là 73,7% (330 - 380g).
Đây chính là những món ăn trong thực đơn lý tưởng dành cho người bệnh dạ dày nói chung và viêm loét dạ dày nói riêng.