Phụ Nữ Sức Khỏe

Một số món ăn, bài thuốc từ gạo nếp

Theo Đông y, gạo nếp có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng và rất giàu dược tính nên được sử dụng làm thuốc trị nhiều bệnh.

Gạo nếp có xuất xứ từ một số vùng thuộc Đông Nam Á như Lào, Thái Lan và Campuchia. Sau đó, nó được biết đến tại các vùng phía Bắc và trở thành món ăn quen thuộc của người Trung Hoa và Nhật Bản.

Một bát gạo nếp đã nấu chín khoảng 200g có chứa 169 calo, 3,5g protein, 37 carbohydrate, 1,7 chất xơ, 9,7cmg selenium và 0,33g chất béo. Trong cám gạo nếp có chứa chất phytin, hạt gạo nếp không chứa thành phần gluten, không có vị ngọt và nặng hơn so với hạt gạo tẻ.

Ở những nước tiên tiến, người mắc bệnh về bao tử được khuyên ăn đồ nếp. Gạo nếp nấu xôi là liều thuốc hữu hiệu dành cho người yếu bao tử. Do hạt gạo nếp chứa nhiều chất xơ không hòa tan, nên nó có tác dụng đề phòng một số bệnh như ung thư trực tràng, tuyến giáp, gan... Ăn gạo nếp còn giúp bồi dưỡng tì vị và chống hư tổn nhờ vào đặc tính ấm và vị ngọt thơm của gạo nếp. Đồng thời, chất xơ của gạo nếp còn giúp duy trì thể trọng lý tưởng. Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một số cách trị bệnh từ gạo nếp.

Gạo nếp có tác dụng đề phòng một số bệnh ung thư.

Chữa đầy bụng khó tiêu: Lấy gạo nếp nấu thành cháo ăn trong ngày.

Chống mất nước tiêu chảy: Lấy gạo nếp rang vàng rồi sắc lấy nước cho người mắc chứng tiêu chảy sẽ có công hiệu giữ nước.

Trị ói mửa thường xuyên: Lấy một nắm gạo nếp rang vàng cháy, cùng một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột uống với nước ấm.

Trị ói mửa, tiêu chảy: Lấy gạo nếp và gừng tươi cho vào giã nhuyễn rồi pha thêm nước, trộn đều và lọc lấy nước dùng để uống.

Trị nôn sốt: Gạo nếp rang vàng, tán nhuyễn với gừng tươi thêm nước đun sôi để uống thay nước.

Làm thuốc lợi sữa: Sản phụ sau khi sinh muốn có nhiều sữa cho con bú, nên ăn thêm món cháo gạo nếp nấu nhừ cùng chân giò. Nước gạo nếp cũng còn là món ăn bổ dưỡng cho trẻ nhỏ dưới một tuổi.

Tuy nhiên, ăn nhiều gạo nếp dễ sinh nhiệt, gây mụn nhọt. Những người có mụn nhọt, vết thương chưa lành nên tránh ăn đồ nếp.

Theo BS Hoàng Xuân Đại/ Kiến Thức

Tin liên quan

Món ăn thuốc từ đậu xanh

Trong đời sống hàng ngày, đậu xanh được dùng làm rất nhiều món như nấu canh, nấu chè, làm bánh,...

Các món ăn bài thuốc từ đu đủ giúp bổ tỳ nhuận phổi

Quả đu đủ xanh hay chín đều có thể chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ.

Một số món ăn, bài thuốc từ lươn

Theo Y học cổ truyền, lươn có vị ngọt, tính ấm. Có công năng bổ trung ích khí; trị hư...

Món ăn thuốc từ thịt bò

Thịt bò là nguyên liệu giàu dinh dưỡng, có lợi cho sự phát triển cơ thể. Ngoài lượng chất đạm...

Món ăn - bài thuốc tốt cho bệnh nhân đột quỵ não từ đậu tương

Ngoài giá trị dinh dưỡng cao thì đậu tương còn có giá trị phòng và chữa bệnh như: giảm cholesterol...

Rau ngót món ăn, bài thuốc cho người lớn tuổi

Rau ngót có nhiều acid amin, vitamin và chất khoáng vì vậy nó có tính bổ dưỡng cao. Người ta...

Tết này thịt gà luộc còn thừa hãy chế biến thành những món ăn đơn giản mà ngon 'siêu cấp'

Nếu không hâm đi hâm lại thì thịt gà luộc nên làm thế nào? Thật ra, thịt gà luộc còn...

Tin mới nhất

Tôi luôn nghĩ rằng luôn để nhiệt độ điều hòa 26 độ C là tiết kiệm điện, nhưng đây là...

8 giờ trước

Những bóng hồng bên đời chồng cũ Lệ Quyên: Toàn mỹ nhân gợi cảm Vbiz, người là học trò Hồ...

8 giờ trước

Rộ nghi vấn Triệu Lộ Tư yêu đương 'nam thần xứ Cảng' hơn 13 tuổi, sự thật thế nào?

8 giờ trước

Biểu hiện u nang buồng trứng các chị em cần phải biết

8 giờ trước

Nhã Phương 3 năm không ăn cơm, nhai trái cây bỏ xác để giữ dáng, chuyên gia dinh dưỡng lên...

8 giờ trước

Ai cũng nghĩ bị muỗi đốt nhiều là do nhóm máu hay mùi thơm cơ thể, chuyên gia nói: "Vì...

10 giờ trước

Không hút thuốc, uống rượu, người phụ nữ bị ung thư tuyến tụy, bác sĩ chỉ ra "thủ phạm" không...

10 giờ trước

Trẻ dưới 1 tuổi liệu có bị sốt xuất huyết? Làm sao để biết trẻ đang chuyển bệnh nặng?

10 giờ trước

Giám đốc Bệnh viện K chỉ ra những dấu hiệu cần nghĩ ngay đến bệnh u não

10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình