Phụ Nữ Sức Khỏe

8 đại kỵ khi sử dụng sữa đậu nành

Sữa đậu nành là thức uống quen thuộc của nhiều người, rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên dùng.

Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, chia sẻ về tác dụng và cách dùng sữa đậu nành:

Sữa đậu nành là thực phẩm có hàm lượng protein cao gấp 3 lần các loại thịt, giàu canxi, sắt, các nguyên tố vi lượng, axit béo không bão hòa… là các chất giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Các chế phẩm từ đậu nành đều lành tính, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người được khuyến cáo không nên dùng sữa đậu nành như người mắc ung thư vú, viêm dạ dày, gout... 

Người bình thường bạn có thể dùng hằng ngày nhưng cần phải "nằm lòng" những kiêng kỵ dưới đây để bảo đảm hàm lượng dinh dưỡng và tránh một số tác hại không mong muốn.

Không được uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ

Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.

Tuyệt đối không sử dụng sữa đậu nành sống, chưa nấu kỹ. Ảnh: Freepik

Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành

Trong đường đỏ có chứa nhiều axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic… có tác dụng kết hợp các chất protid, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

Không uống sữa đậu nành mà không ăn kèm chế phẩm tinh bột

Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất, do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như bánh ngọt, bánh mì, bánh bao… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.

Không uống sữa đậu nành khi ăn cùng trứng

Uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp-la hoặc trứng luộc là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt.

Đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Tránh uống quá nhiều

Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.

Không chứa sữa trong phích

Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng họ vô tình không biết rằng nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.

Một số bệnh không nên uống sữa đậu nành

Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh gout nên tránh uống sữa đậu nành vì uống sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài. Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng trên nặng thêm.

Không uống cùng kháng sinh

Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.

Theo Phương Thuý/Vietnamnet

Tin liên quan

Hạt mè và những công dụng không nên bỏ qua nên được mệnh danh là 'thực phẩm trường thọ'

Hạt mè (hay hạt vừng) là một loại hạt khá quen thuộc với người Việt Nam và có giá bán...

Loại rau bán đầy chợ Việt là 'khắc tinh' của táo bón, có lượng canxi gấp 2,5 lần trứng: Ăn...

Rau mồng tơi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Là loại rau quen thuộc với người Việt và...

Ăn khoai lang cả vỏ: Vô vàn lợi ích với tim mạch, hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ trong khoai lang chủ yếu là ở vỏ, do đó bỏ vỏ có thể làm giảm...

Biết điều này, mỗi ngày bạn sẽ chăm chỉ uống nước hơn

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng việc uống không đủ nước khiến bạn già nhanh hơn so với tuổi...

Cà phê có gây ung thư?

Acrylamide được phân loại là chất có thể gây ung thư Nhóm 2A. Hạt cà phê rang cũng chứa chất...

Những thực phẩm phổ biến khiến bệnh đường ruột chữa mãi không khỏi

Những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể nhận thấy rằng một số loại thực phẩm nhất...

Đừng bao giờ ăn sáng những thực phẩm này nếu bạn mắc các triệu chứng lo âu

Theo Boldsky, nếu bạn bị mắc các triệu chứng lo âu thì bữa sáng không uống caffeine và đồ uống...

Tin mới nhất

Thêm mẹo này vào đậu đen trước khi nấu: 10 phút chè nở bung, không lo tốn gas, tốn điện

1 ngày 13 giờ trước

Tuổi thọ của quạt hơi nước tăng lên 10 lần: Dưới đây là cách vệ sinh dễ dàng, không tốn...

1 ngày 13 giờ trước

Cách vệ sinh chiếu điều hòa ngay tại nhà: Dùng 1 mẹo nhỏ đơn giản này, ai cũng làm được

2 ngày 13 giờ trước

Mách bạn cách khiến diệt muỗi chết cả đàn chỉ với một lon bia và bột giặt, hãy áp dụng...

01/05/2024 17:28

Những sai lầm khi rán cá khiến món ăn mất chất, kém ngon và có mùi tanh khó chịu

29/04/2024 11:18

Cà rốt có 4 dấu hiệu này dù rẻ đến mấy cũng đừng dại mua

27/04/2024 11:58

Vì sao máy điều hòa có mùi hôi?

27/04/2024 07:12

7 vật dụng tưởng chừng như vô hại nhưng có thể phá hủy máy giặt

25/04/2024 16:48

6 mẹo dùng quạt điện vừa tiết kiệm vừa an toàn trong mùa nắng nóng

25/04/2024 11:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình