Lợi ích của cá biển
Cá biển, đặc biệt là các loại cá nhiều mỡ, là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Theo Thanh Niên, các lợi ích của chúng được kể ra như sau:
Bảo vệ tim
Ăn cá biển và các loại cá nói chung giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Những lợi ích này có được chủ yếu là do các a xít béo omega-3 trong thịt cá, có tác dụng làm giảm nồng độ chất béo trung tính trong máu, làm chậm quá trình hình thành các mảng bám trong mạch máu và giảm huyết áp.
Giúp não phát triển
Bổ sung đủ DHA, loại Omega-3 gần như chỉ tìm thấy trong cá, được cho là có thể giúp não và mắt của trẻ phát triển khỏe mạnh.
Những thai phụ ăn nhiều cá, khoảng 2-3 phần/tuần, thì trẻ sinh ra có khả năng nhận thức tốt hơn, giảm nguy cơ mắc tự kỷ.
Cải thiện tâm trạng một cách tự nhiên
Những người trầm cảm, lo âu được phát hiện có lượng a xít béo Omega-3 trong cơ thể thấp. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc bổ sung Omega-3 có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm, trong đó có cả trầm cảm sau sinh.
Chất xám
Những bằng chứng khoa học cho thấy những người ăn cá thường xuyên có tỉ lệ chất xám nhiều hơn. Chất xám chịu trách nhiệm liên kết trí nhớ và ra quyết định.
Cách phân biệt cá biển nhiễm hóa chất
Cá biển ngon và nhiều lợi ích, nhiều chị em muốn bổ sung dinh dưỡng cho gia đình. Do đó khi mua cá người nội trợ hãy chú ý những điều sau để chọn được cá an toàn nhé:
Phân biệt cá nhiễm độc qua hình dáng: Cá bị nhiễm độc kim loại nặng, hóa chất thì thường đầu to trong khi thân nhỏ, vảy ráp, có dấu hiệu bong tróc nhiều, trên thân có đốm đen trông loang lổ, nhiều con còn bị đen toàn thân. Khi chọn nên nhìn sờ nắn thấy cá tróc vẩy, thịt nhẽo, mắt lõm thì không mua. Cá tươi thì có đặc điểm là vảy bám chặt với thân, óng ánh, không có niêm dịch, không có mùi hôi. Còn vây cá ươn thì mờ, dễ tróc khỏi thân cá, không sáng óng ánh, có mùi.
Nhìn mắt, mang cá: Khi chọn cá đặc biệt nên nhìn vào mắt và mang cá. Cá tươi là cá có mắt trong, mang đỏ tránh chọn con mắt đục. Nhưng nếu cá bị ướp ure thì mắt vẫn trong, song mang sẽ có màu đỏ khác thường và khi ấn vào thân cá thì thấy thịt cá đã mềm, độ đàn hồi không cao. Cá tươi và không ướp ure thì mắt trong, mang đỏ vừa đồng thời ấn vào thịt thấy đàn hồi, cứng.
Quan sát hậu môn cá: Nếu cá còn tươi thì hậu môn có màu trắng nhạt thụt sâu vào bên trong và bụng cá lép trong khi đó cá không tươi thì hậu môn lòi ra ngoài, bụng to.
Nhìn miệng cá: Những con cá còn tươi, mới đánh bắt thì miệng cá ngậm kín lại còn khi cá để lâu miệng sẽ hé mở. Đối với cá biển cấp đông lạnh quá lâu ngày hoặc gặp vấn đề khi bảo quản thì răng cá thường bị rụng. Bạn cũng có thể ấn ngón tay vào thịt cá để thử, thịt cá tươi sẽ rắn chắc, đàn hồi, không hằn vết ấn.
Nhớt cá: Cá biển nên chọn loại còn nhớt. Trông cá tươi mà lại không còn nhớt thì có thể chúng bị tẩm thuốc và để lâu
Ngửi mùi: Cá biển sẽ có mùi tanh. Nhưng khi ướp ure thì chúng sẽ có mùi khai chứ không chỉ tanh.ay chọn cá nục biển tươi ngon, hữu ích với các bà nội trợ. Khi nấu bạn sẽ thấy cá còn tươi thì nấu lên thịt cá săn chắc và thơm, không bị bay mùi khai ure nồng nặc cả nhà cả xóm. Còn cá bị nhiễm độc thì mùi khai nồng nạc, thịt cá bở. Khi nấu mà thấy có bọt đen bốc mùi lạ là cá đã được ướp hàn the hoặc nhiễm hóa chất độc hại, phải bỏ đi không được ăn.
Lưu ý khi ăn cá biển
Theo VietNamNet, bạn cần có những lưu ý sau khi ăn cá:
Không ăn khi đang dùng thuốc ho: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc để điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng với biểu hiện nổi mẩn đỏ trên da, sung huyết giác mạc, chóng mặt, tim đập nhanh…
Không ăn khi bị bệnh gout: Trong cá chứa purine, khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành axit uric. Trong khi đó, axit uric quá cao trong huyết tương là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout.
Do vậy, người đã mắc bệnh này nên ăn ít hoặc không ăn cá để tránh làm tình trạng bệnh bị ác hóa, nguy hại cho sức khỏe.
Bệnh nhân xơ gan: Lúc này, nếu ăn quá nhiều các loại cá biển sâu như: trích, cá ngừ, ţá mòi… sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.
Bệnh nhân lao: Người mắc bệnh lao nếu ăn nhiều cá cùng lúc dễ bị dị ứng, nhẹ thì buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, xung huyết, nặng thì tim đập nhanh, sưng môi và mặt, phát ban, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, huyết áp tăng đột ngột, thậŭ chí là xuất huyết não.
Người mắc bệnh rối loạn chức năng máu: Những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như: như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K… nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.
Cũng theo Báo Sức khỏe và Đời sống, cần thận trọng khi ăn những loài cá có nguồn gốc từ vùng rạn san hô, không ăn quá nhiều loại cá sống ở vùng san hô trong một khẩu phần ăn.
Nếu có cảm giác bị ngộ độc ban đầu như tê lưỡi, tê môi, đau nhức cơ... nên kích thích nôn càng nhiều càng tốt và lập tức đến bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.
Hải sản tươi sống không chứa histamin. Chỉ khi ăn phải hải sản không được bảo quản đủ lạnh khiến cho các vi khuẩn có trên hải sản chuyển hóa thịt hải sản thành chất độc histamin. Qua thời gian lượng histamin tích lũy ngày càng tăng gây ngộ độc cho người ăn. Histamin bền vững với nhiệt nên khi nấu chín, do đó các loại hải sản đã nhiễm histamin vẫn gây ngộ độc.