Phụ Nữ Sức Khỏe

Những thực phẩm chứa chất dinh dưỡng đặc biệt giúp ngăn ngừa loãng xương

Nhiều người trong chúng ta thường không chú ý đến một loại chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể, đó là mangan. Mangan giúp hấp thụ chất dinh dưỡng, sản xuất enzyme tiêu hóa, phát triển xương và bảo vệ hệ thống miễn dịch.

1. Mangan rất quan trọng đối với miễn dịch và ngừa loãng xương

Mangan là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hấp thụ chất dinh dưỡng, sản xuất sản xuất enzyme tiêu hóa, phát triển xương và bảo vệ hệ thống miễn dịch.

Chất dinh dưỡng thiết yếu này có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng khác như cholesterol, carbohydrate, protein và sắt phục vụ cho sự tăng trưởng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Mangan kết hợp với các khoáng chất như canxi, kẽm và đồng, giúp hỗ trợ sức khỏe của xương và giảm tình trạng mất xương, đặc biệt ở phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, những người dễ bị gãy xương và xương yếu.

Trong cơ thể, mangan phối hợp với vitamin K để tối ưu hóa quá trình đông máu, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và chữa lành vết thương.

Nghiên cứu cho thấy, mangan cũng là thành phần chính của enzyme chống oxy hóa có tên là superoxide effutase giúp chống lại các gốc tự do, là nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tim hoặc ung thư. Đây là lý do tại sao các nhà khoa học tin rằng thiếu mangan có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh chuyển hóa, béo phì, bệnh đái tháo đường type 2, xơ vữa động mạch…

Tình trạng thiếu mangan tuy không quá phổ biến nhưng vẫn không thể xem nhẹ. Vì nếu để cơ thể thiếu mangan có thể dẫn đến suy giảm quá trình trao đổi chất, mật độ xương và sự tăng trưởng.

Thiếu mangan có thể dẫn đến loãng xương.

Theo BS. Trần Thị Bích Nga, nguyên giảng viên chuyên khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội, là một vi chất dinh dưỡng, mặc dù cơ thể cần một lượng rất nhỏ nhưng mangan có vai trò rất quan trọng.

Mangan được tìm thấy chủ yếu trong xương, gan, thận và tuyến tụy. Nó có vai trò trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, hình thành mô liên kết và xương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đông máu, tổng hợp hormone giới tính và chất dẫn truyền thần kinh.

Nhu cầu mangan thường được đáp ứng thông qua chế độ ăn uống. Mangan có mặt tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Nguồn thực phẩm chứa mangan bao gồm: ngũ cốc nảy mầm, các loại đậu, một số loại hạt... Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn thực phẩm giàu mangan nhất, ngoài ra nó cũng được tìm thấy trong trái cây và rau quả.

2. Một số nguồn thực phẩm tự nhiên cung cấp mangan tốt nhất

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thống kê hàm lượng mangan trong một số thực phẩm tự nhiên theo phần trăm giá trị hàng ngày (DV) cơ thể cần. Tỷ lệ phần trăm dựa trên chế độ ăn 2.000 calo mỗi ngày của một người.

  • Rau dền: 1 cốc nấu chín chứa 2,1 miligam (91% DV )
  • Gạo lứt: 1 chén nấu chín chứa 2 miligam (87%DV)
  • Đậu xanh: 1 cốc nấu chín chứa 1,7 miligam (74%DV)
  • Bạch đậu khấu: 1 muỗng canh chứa 1,6 miligam (70 %DV)
  • Yến mạch: 1 cốc nấu chín chứa 1,4 miligam (61 %DV)
  • Hạt Quinoa: 1 cốc nấu chín chứa 1,2 miligam (52 %DV)
  • Đậu trắng: 1 cốc nấu chín chứa 1,1 miligam (48% DV)
  • Đậu đen: 1 cốc nấu chín chứa 0,8 miligam (35% DV)
  • Lúa mạch đen: 1 cốc nấu chín chứa 4,3 miligam (187% DV)
Đậu xanh là nguồn thực phẩm tự nhiên giàu mangan tốt cho cơ thể.

3. Có cần dùng thực phẩm bổ sung mangan?

Mangan cũng được thêm vào các thực phẩm bổ sung nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên cách an toàn nhất để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt là tăng lượng mangan trong chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa mangan hơn là dùng thực phẩm bổ sung. Thực phẩm tự nhiên chứa hỗn hợp thích hợp của các loại vitamin và khoáng chất khác nhau và hàm lượng mangan có trong hầu hết thực phẩm đều ở mức an toàn.

Dùng thực phẩm bổ sung mangan không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Lượng mangan trong máu cao có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề về nhận thức, tuy nhiên đây được coi là nguy cơ thấp. Mangan có thể tích tụ ở những người có vấn đề về tiêu hóa, gây ra các tác dụng phụ về tâm thần, chóng mặt, run rẩy và bệnh gan trầm trọng hơn.

Theo Thu Phương/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường...

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai...

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị,...

Lạm dụng đồ uống có đường là 'con đường tắt' dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm

Tiêu thụ đồ uống có đường quá nhiều được xem là “con đường tắt” dẫn đến nhiều bệnh lý mạn...

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn lá lốt?

Lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, vậy lá lốt...

Công dụng của rau cải cúc ít người biết

Cải cúc là loại rau quen thuộc trong mùa đông, loại rau này cũng mang lại nhiều lợi ích với...

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy...

Tin mới nhất

5 mẹo giúp bạn bảo quản trái cây và rau quả khi đã cắt một nửa

11 giờ trước

Củ sen nấu món gì cũng ngon hết ý

15 giờ trước

Công thức làm bánh bông lan Phú Sĩ bên ngoài đẹp mắt, bên trong béo thơm

15 giờ trước

5 mẹo đơn giản giúp căn bếp của bạn luôn mát mẻ trong mùa hè này

15 giờ trước

5 lợi ích vô cùng tuyệt vời mà ngô đem lại cho sức khỏe bạn không nên bỏ qua

1 ngày 5 giờ trước

Luộc gà xong chớ vội ăn ngay, hãy làm thêm bước này để da giòn thịt chắc, không bị nát

1 ngày 5 giờ trước

Hướng dẫn cách bảo quản rau trong tủ lạnh được tươi lâu cực đơn giản

1 ngày 5 giờ trước

Cách làm pate gan gà kiểu Pháp cực ngon laok siêu dễ

1 ngày 10 giờ trước

“Team không hành” có thể phải suy nghĩ lại khi biết rau hẹ có tác dụng gì, nhất là nam...

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình