1. Tiêu hóa
Những người bị táo bón nên ăn ngô. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng năm 2013, polydextrose và chất xơ hòa tan có nhiều trong ngô có tác dụng kích thích hoạt động của đường ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo phân, giúp ngừa táo bón hiệu quả.
2. Giữ ẩm cho da
Râu ngô cũng là một trong những phần vô cùng có lợi cho cơ thể. Nếu chức năng thận hoặc bàng quang của bạn có dấu hiệu hoạt động không tốt, bạn nên nấu rấu ngô với đường phèn sẽ giúp cho quá trình bài tiết diễn ra suôn sẻ hơn. Nước râu ngô cũng rất giàu meicin giúp giữ ẩm cho da. Nguyên nhân là do mayin giúp tổng hợp axit hyaluronic, đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp và giữ ẩm cho làn da.
3. Tăng cường hệ miễn dịch
Việc duy trì hệ sinh thái vi khuẩn có lợi cho đường ruột khỏe mạnh là nền tảng giúp cho hệ tiêu hóa và cả cơ thể được khỏe mạnh. Lý do là vì 70% hệ thống miễn dịch nằm trong đường ruột. Theo một nghiên cứu năm 2016, chất xơ hòa tan trong ngô làm cho hệ sinh thái đường ruột hoạt động thuận lợi bằng cách tăng số lượng vi khuẩn bifidobacteria.
4. Cải thiện cholesterol cho cơ thể
Theo một bài báo được xuất bản trên vào năm 2018, dầu ngô có tác dụng làm giảm mức cholesterol. Trong một nghiên cứu về số người lớn có cholesterol cao, ăn 4 muỗng canh dầu ngô mỗi ngày làm cho mức cholesterol trong máu thấp hơn những người ăn các loại dầu khác.
5. Lượng đường trong máu
Ngô nói chung không tốt cho bệnh tiểu đường vì nó chứa nhiều carbohydrate. Nhưng ngô tím thì khác. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Plossone vào năm 2018, sắc tố anthocyanin có nhiều trong ngô tím làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách cải thiện sự hấp thụ glucose và tăng tiết insulin. Anthocyanins cũng có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa và chống ung thư, rất tốt cho cơ thể.
Theo Kormedi.com