Phụ Nữ Sức Khỏe

Lạm dụng đồ uống có đường là 'con đường tắt' dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm

Tiêu thụ đồ uống có đường quá nhiều được xem là “con đường tắt” dẫn đến nhiều bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu. Các chuyên gia đề nghị cần có giải pháp kiểm soát tiêu thụ loại đồ uống này.

Trên thế giới, cứ 10 người trưởng thành lại có 1 người mắc bệnh đái tháo đường, hơn 90% mắc bệnh đái tháo đường type 2. Tại Việt Nam, thống kê cho thấy hiện nay có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Trong đó, hơn 55% bệnh nhân đã bị biến chứng về tim mạch, tim mạch, thần kinh, thận.

“Bệnh đái tháo đường là một thách thức toàn cầu đối với sức khỏe và hạnh phúc của các cá nhân, gia đình và xã hội. Sự tăng lên nhanh chóng của việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, lối sống ít vận động, tỷ lệ người béo phì ngày càng tăng và lứa tuổi mắc bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa thực sự là một hồi chuông báo động”, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nói trong lễ hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường vừa qua.

Mối liên hệ của đồ uống có đường và bệnh đái tháo đường

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Diễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, một nghiên cứu cho thấy trẻ em uống hơn 1 phần nước ngọt/ngày làm tăng 0,24 chỉ số khối cơ thể (BMI).

Trẻ 2-5 tuổi thường xuyên uống nước ngọt tăng 43% nguy cơ béo phì. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến hàng loạt bệnh tật khác, bao gồm đái tháo đường.

Các chuyên gia cũng chỉ ra có mối liên hệ thuận chiều giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường với tăng tỷ lệ đề kháng insulin ở trẻ em và thanh thiếu niên. Một nghiên cứu cho thấy với mỗi 250g (hoặc 250ml) đồ uống có đường được tiêu thụ thêm thì một dấu hiệu kháng insulin ở trẻ em và thanh thiếu niên tăng 5%.

Còn theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Phương Anh, Quyền điều hành Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện An Bình (TP.HCM), đa số đồ uống có đường (nước ngọt, nước tăng lực, trà uống liền…) chứa đường nhưng không chứa những vitamin để chuyển hoá đường. Do đó, cơ thể bị hao hụt một lượng vitamin để cung cấp cho quá trình này.

Điều quan trọng là đồ uống có đường sẽ làm tăng lượng đường và carbohydrate hấp thụ nhanh dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Từ đó, dẫn đến các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2 như viêm, kháng insulin… 

Khám và tầm soát bệnh không lây nhiễm cho người cao tuổi ở TP.HCM. Ảnh minh hoạ: GL.

“Khi tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường, vấn đề cốt lõi là quá trình tăng đường huyết nhanh nên sẽ tăng nhanh insulin, từ đó kéo theo hàng loạt hậu quả phía sau: tim mạch, thận, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu”, bác sĩ Phương Anh phân tích.

Bác sĩ Phương Anh cũng bày tỏ lo ngại về nếu như trước đây, mắc bệnh đái tháo đường ở tuổi 40 được xem là trẻ, thì nay, người 20-30 tuổi mắc bệnh này ngày càng phổ biến.

“Kết cục là hàng loạt hệ luỵ về sức khoẻ, chất lượng sống, kinh tế với cá nhân, gia đình, an sinh xã hội, kéo dài đến suốt đời người bệnh”, bác sĩ nói.

Do đó, bác sĩ Phương Anh đề xuất cần sớm có các giải pháp hiệu quả để kiểm soát việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường. Điều này đặc biệt quan trọng với đối tượng trẻ nhỏ, học sinh, giới trẻ.

Tăng nhận thức, hạn chế quảng cáo, áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo bác sĩ Phương Anh, quan sát thực tế cho thấy thể tích đựng đồ uống có đường hiện nay đã tăng gấp đôi, gấp ba thậm chí hơn thế, so với trước đây. Nhu cầu tiêu thụ đồ uống này rất cao có lý do của tâm lý, nhận thức, thói quen…

Để giảm lượng tiêu thụ, bác sĩ Phương Anh cho rằng cần nhắm đến người cung cấp với các quy định cụ thể để giảm thể tích đồ uống có đường bán ra cho mỗi người mua (ví dụ giới hạn các loại ly, chai, lon đựng đồ uống có đường tối đa 500ml..).

Tại nơi bán đồ uống có đường cần có những khuyến cáo vì sức khoẻ người tiêu dùng: thông báo hàm lượng đường có trong chai/lon/ly đồ uống bán ra; khuyến cáo về lượng đường tối đa mà cơ thể nên tiêu thụ mỗi ngày…

Năm 2018, hơn 5 tỷ lít nước ngọt được tiêu thụ tại Việt Nam. Ảnh: GL.

“Những cảnh báo giúp tăng nhận thức của người tiêu dùng về sức khoẻ và giới hạn được lượng tiêu thụ. Tất nhiên, đó là một quá trình lâu dài”, bác sĩ Phương Anh nói. Thực tế, trung bình một người Việt đang tiêu thụ 46,5g đường một ngày, gần gấp đôi mức khuyến nghị để có lợi hơn cho sức khỏe của WHO.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị các quốc gia cần kết hợp 3 giải pháp để kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường: giáo dục truyền thông, hạn chế quảng cáo đồ uống có đường đối với trẻ em và áp thuế đối với đồ uống có đường. 

Ông Mark Goodchild, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva, cho biết gánh nặng y tế của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang ngày càng gia tăng do các bệnh không lây nhiễm. Một trong các nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Theo ông Mark, đường tự do trong đồ uống có đường hầu như không có giá trị dinh dưỡng. Các sản phẩm này lại được tích cực quảng bá và tiếp thị cho giới trẻ, nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn trong tương lai.

Do đó, ông khuyến nghị áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, giải pháp được xem là mạnh mẽ và hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ đồ uống này. Hiện, 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.

"Việt Nam có cơ hội ngăn chặn nhiều bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống trong tương lai. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường sẽ là một phần trong gói can thiệp đó", ông Mark Goodchild nói.

Theo Linh Anh/Vietnamnet

Tin liên quan

Không phải gà, loại thịt được ví như 'thuốc bổ thượng hạng', rẻ hơn thịt lợn: Mùa đông kết hợp...

So với thịt gà, thịt bò, thịt vịt chứa nhiều chất béo lành mạnh, ít cholesterol, y thư cổ ví...

Ốc luộc ngon nhưng lại 'đại kỵ' với 3 nhóm người này

Ốc luộc là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được...

Uống nước lá tía tô tươi có tác dụng gì?

Uống nước lá tía tô tươi có tác dụng gì là băn khoăn của không ít người, hãy cùng...

Khoai tây kỵ thực phẩm gì?

Mùa đông là thời điểm khoai tây có nhiều, loại củ này dễ chế biến, mang lại lợi ích cho...

Gạo nếp có tác dụng gì với sức khoẻ?

Gạo nếp nấu xôi là một trong những thực phẩm quen thuộc của người Việt, vậy gạo nếp có tác...

Công dụng của rau bắp cải không phải ai cũng biết

Bắp cải là loại rau quen thuộc trong mùa đông, là loại rau phổ biến nhưng không phải ai cũng...

3 thời điểm vàng để uống cà phê, muốn tỉnh táo và đêm không mất ngủ chỉ cần theo đúng...

Cà phê là một trong những đồ uống được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, câu hỏi...

Tin mới nhất

5 mẹo giúp bạn bảo quản trái cây và rau quả khi đã cắt một nửa

51 phút trước

Củ sen nấu món gì cũng ngon hết ý

4 giờ trước

Công thức làm bánh bông lan Phú Sĩ bên ngoài đẹp mắt, bên trong béo thơm

4 giờ trước

5 mẹo đơn giản giúp căn bếp của bạn luôn mát mẻ trong mùa hè này

5 giờ trước

5 lợi ích vô cùng tuyệt vời mà ngô đem lại cho sức khỏe bạn không nên bỏ qua

19 giờ trước

Luộc gà xong chớ vội ăn ngay, hãy làm thêm bước này để da giòn thịt chắc, không bị nát

19 giờ trước

Hướng dẫn cách bảo quản rau trong tủ lạnh được tươi lâu cực đơn giản

19 giờ trước

Cách làm pate gan gà kiểu Pháp cực ngon laok siêu dễ

23 giờ trước

“Team không hành” có thể phải suy nghĩ lại khi biết rau hẹ có tác dụng gì, nhất là nam...

23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình