Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhiều mẹ thắc mắc bà bầu có được uống trà sữa không?

Trà sữa là một thức uống ngon miệng được đông đảo chị em yêu thích, trong đó có cả hội những bà bầu. Tuy nhiên, việc ăn uống đối với bà bầu là vô cùng quan trọng và không phải món nào cũng có thể “cho vào bụng” được. Vậy bà bầu có được uống trà sữa không? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Uống trà khi mang thai hại hay lợi?

Trước khi tìm hiểu vấn đề bà bầu có được uống trà sữa không thì chúng ta cần biết việc uống trà đơn thuần ảnh hưởng đến bà bầu như thế nào.

Việc sử dụng trà khi mang thai không hẳn là có hại. Đối với trường hợp bà bầu “nghiện” uống trà hoặc uống trà không đúng cách thì mới không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Thực chất, trong lá chè xanh có chứa nhiều thành phần có lợi cho như:

Chất Phenol có trong lá trà xanh ngoài tác dụng làm chặt ruột, giải độc, sinh nước bọt còn góp phần làm chậm quá trình lão hóa.

Trong trà còn có lượng Vitamin khá cao, giúp bà bầu có sức đề kháng và hệ miễn dịch đường ruột trước sự tấn công của vi khuẩn.

ba bau co duoc uong tra sua khong 6
Trà sữa luôn là thức uống khó cưỡng đối với chị em phụ nữ - Ảnh minh họa: Internet

Chất Fluoride có tác dụng bảo vệ răng, làm sạch răng và lợi tiểu, giúp máu lưu thông đến thai nhi tốt hơn và ngăn chặn xơ vữa động mạch – nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch.

Để trà xanh không phát huy những tác dụng phụ, bà bầu chỉ nên dùng khoảng 1 – 2 tách trà được pha từ 3 – 5g lá chè tươi sẽ giúp cơ thể nhận được những dưỡng chất tốt nhất mà không lo ảnh hưởng đến hệ thần kinh thai nhi.

Trong trà sữa có chứa những gì?

Trà sữa luôn là thức uống khó cưỡng đối với chị em phụ nữ. Có bạn nghiện trà sữa đến mức mỗi ngày đều phải uống một ly mới có thể vui vẻ được và bà bầu thèm uống trà sữa là không hiếm gặp.

Tuy nhiên, trà sữa đa phần được làm từ kem béo pha với bột trà. Sau đó, người chế biến sẽ thêm nhiều chất phụ gia khác nữa như hương liệu, tinh dầu, bột pha màu…

ba bau co duoc uong tra sua khong 5
Hàm lượng đường trong trà sữa rất lớn - Ảnh minh họa: Internet

Các chị em lưu ý là kem béo dùng để pha trà sữa tuyệt đối không phải là bột sữa hay sản phẩm từ sữa. Song song đó, trà cũng không phải là trà thuần tuý.

Bản chất sữa và trà rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Nhưng trong trường hợp này, “chất không phải sữa” kết hợp với “chất không phải trà” hoàn toàn mang đến kết quả ngược lại.

Bà đẻ có được uống trà sữa không?

Thắc mắc của nhiều người là bà bầu có được uống trà sữa không hoặc bà bầu uống sữa tươi trân châu đường đen được không? Câu trả lời “Không” vì những tác hại sau đây của việc uống trà sữa với các mẹ bầu:

Gây béo phì

Đây là “hậu quả” lớn nhất khi bà bầu uống trà sữa nhiều trong thai kỳ. Thành phần chủ yếu của trà sữa gồm trà, sữa béo, bột béo, chất phụ gia, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn. Đây đều là những thành phần làm bà bầu tăng cân chóng mặt nhưng lại không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng nào cho thai nhi.

Thiếu dưỡng chất cần thiết

ba bau co duoc uong tra sua khong 4
Trà và sữa vốn là kết hợp sai hoàn toàn - Ảnh minh họa: Internet

So với sữa thông thường, sữa để pha trà sữa có hàm lượng protein cực kì hấp. Không những vậy, trong thành phần sữa này cũng thiếu hụt canxi, các loại vitamin B, vitamin A, D.

Gây thiếu sắt

Bà bầu có được uống trà sữa không còn tùy vào sức khỏe của mẹ bầu, nếu bà bầu bị thiếu máu thì trà sữa tuyệt đối không được có trong thực đơn thai kỳ.

Các thành phần axit béo trong thức uống này sẽ ức chế hoạt động của axit ở dạ dày gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt. Khi uống thường xuyên thì sẽ khiến người mẹ mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, xanh xao, suy giảm thể chất…

Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Song song với nguy cơ thừa cân trong thai kỳ, bà bầu có khả năng bị đái tháo đường nếu duy trì thói quen uống trà sữa. Không những có nhiều chất béo, trong 50ml trà sữa có đến 490 calo.

Điều này sẽ làm mẹ bầu tích trữ rất nhiều đường trong cơ thể và có thể dẫn tới sinh non, cao huyết áp, sảy thai, tiền sản giật… Thai nhi có nguy cơ dị tật thai, thai quá to và thiếu canxi dẫn đến khả năng chào đời bị trật, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay cao.

Dư thừa chất gây hại

Hạt trân châu được làm từ tinh bột lọc, đường cô đặc và hương liệu. Trong đó đường cô đặc là chất phụ gia đơn giản nhưng có nhiều  thủy ngân (Hg), chì (Pb) và thạch tín (As) đều là những chất cực nguy hiểm với mẹ và bé!

Hàm lượng đường trong trà sữa rất lớn. Cùng với chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa (Trans Fatty Acids), trà sữa sẽ dẫn đến nhiều tác hại đến sức khỏe.

Gây ra một số bệnh

ba bau co duoc uong tra sua khong 3
Việc sử dụng trà khi mang thai không hẳn là có hại - Ảnh minh họa: Internet

Trà và sữa vốn là kết hợp sai hoàn toàn. Thực chất, sự kết hợp này có thể gây kết tủa làm cản trở tiêu hóa. Hệ tiêu hoá của mẹ không tốt thì sức khỏe của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Việc thiếu vitamin, thiếu sắt trong thời gian mang thai cực kỳ có hại. Lý do là mẹ đã tự tước đi cơ hội sống khỏe mạnh và phát triển thể lực, trí não của con mình đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.

Một số loại trà thảo mộc bà bầu có thể dùng được

Thay vì lo lắng không biết bà bầu có được uống trà sữa không, mẹ có thể duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn với các loại trà thảo mộc sau:

Trà hoa cúc

ba bau co duoc uong tra sua khong 2
Mẹ có thể duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn với các loại trà thảo mộc - Ảnh minh họa: Internet

Trong trà hoa cúc có rất nhiều canxi và magiê, có tác dụng chữa mất ngủ và giảm thiểu tình trạng sưng phù mà vị cũng rất thơm ngon dễ uống.

Trà bồ công anh

Với lượng vitamin A, canxi và sắt. Trà được bào chế từ lá và rễ cây bồ công anh đều có tác dụng tốt với chứng phù nề của thai phụ.

Trà tinh dầu chanh

Trà tinh dầu chanh có tác dụng khá lớn trong việc kích thích hệ thần kinh hoạt động. Một tách trà tinh dầu chanh ấm áp buổi sáng sớm sẽ giúp mẹ bầu được thư giãn. Căng thẳng từ đó mà cũng đi mất, khiến cho tinh thần mẹ và bé trở nên phấn chấn.

Trà bạc hà

Nếu bà bầu nào có chứng ợ nóng, đầy hơi thì nên chuẩn bị sẵn trà bạc hà để dùng khi cần. Không chỉ là khắc tinh của chứng đầy hơi, trà bạc hà còn giúp bà bầu kiểm soát triệu chứng ốm nghén. Một tách trà thoang thoảng hương bạc hà thơm mát thì bụng sẽ chẳng còn khó chịu nữa.

Trà gừng

Trà gừng sẽ là biện pháp hiệu quả cho chứng hay buồn nôn vào sáng sớm. Tuy nhiên, trong gừng có lượng lớn gingerol. Chất này nếu tích tụ nhiều sẽ không tốt cho bà bầu. Vì thế, dù trà gừng rất tốt nhưng bà bầu cũng đừng nên sử dụng mỗi ngày

Trà hoa hồng

ba bau co duoc uong tra sua khong 1
Trà hoa hồng sẽ đẩy lùi tình trạng sưng và cảm cúm ở bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Một tách trà hoa hồng sẽ đẩy lùi tình trạng sưng và cảm cúm ở bà bầu. Không những thế, nhấp một ngụm trà hoa hồng, mẹ đã cung cấp cho cơ thể và bé rất nhiều vitamin C.

Những lưu ý khi dùng trà thảo mộc

Dù là trà thảo mộc thì bạn vẫn nên cẩn thận xem xét thành phần bên trong trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Với những loại thảo mộc mới hoặc bạn chưa từng nghe tên thì bạn càng cần thận trọng.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý với những loại trà thảo mộc hoặc trà hoa quả tự chế. Nhiều người có thói quen thả thêm vào tách trà một vài lát chanh, cam, táo, dứa, lê hoặc những loại thảo dược như quế, bạc hà… để tăng thêm hương liệu và bổ dưỡng.

Tuy nhiên, không phải tất cả loại hoa quả, thảo mộc được sử dụng chung với trà đều an toàn với sức khỏe của bạn và em bé. Nhiều trường hợp, thành phần có trong trà và các loại phụ gia bạn cho thêm có thể kỵ nhau, tạo thành độc tố với cơ thể.

Một số trà thảo mộc nên tránh khi mang thai và cho con bú vì chúng làm giảm khả năng sản xuất sữa là cần tây, mùi tây và cây xô thơm.

Cuối cùng, dù một số loại trà thảo mộc được giới thiệu ở trên là có lợi cho bà bầu, bạn cũng không nên lạm dụng. Không có loại trà nào là “thần dược” với bà bầu. Vì vậy, nếu bạn muốn dùng loại trà nào thường xuyên, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn.

Qua bài viết trên đây, thắc mắc bà bầu có được uống trà sữa không đã được giải đáp. Thay vì sử dụng trà sữa với các tác hại cho bản thân thì bà bầu có thể sử dụng các loại trà thảo mộc đã được nêu trên. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá mức và đôi khi cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Trẻ bị sốt co giật phải làm sao để xử trí nhanh?

Tình trạng co giật xảy ra khi bé bị sốt quá cao, khó hạ, ví dụ như ở trẻ bị...

Trẻ 6 tháng bị táo bón: Mẹ phải làm sao cho con nhanh khỏi?

Trẻ khi bước vào tuổi ăn dặm thường bị táo bón do thay đổi chế độ dinh dưỡng. Tình trạng...

Những loại thuốc bổ bà bầu nên uống trong thai kỳ

Khi mang thai, mẹ bầu được khuyên nên bổ sung đầy đủ vitamin tổng hợp, nếu được thì bổ sung...

Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi cha mẹ nên biết để tránh biến chứng nguy hiểm

Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Phần...

Con suy dinh dưỡng trong thai kỳ do đâu?

Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ đã có nguy cơ mắc suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng...

Bà bầu không nên ăn sữa chua nha đạm vì những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe này

Sữa chua vốn là loại thực phẩm được yêu thích vì hương vị và những công dụng đối với sức...

Cho trẻ sơ sinh bú mẹ đúng cách để sữa về ào ạt sau sinh

Lâu nay ai cũng nghĩ cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ là việc hết sức đơn giản. Trên thực...

Tin mới nhất

Chuyên gia cảnh báo những bộ phận của gà tuy ngon nhưng tuyệt đối không nên ‘đụng đũa’, nếu không...

5 giờ trước

4 sai lầm khi sử dụng lò vi sóng mà bạn có thể mắc phải và cách khắc phục

5 giờ trước

Thêm củ cải đường vào bữa ăn làm tăng những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải...

1 ngày 3 giờ trước

6 điều cần cân nhắc trước khi mua nồi áp suất lần đầu tiên

1 ngày 3 giờ trước

Muốn bảo quản thịt sống trực tiếp trong tủ đông cứ làm theo cách này, để mấy tháng trời vẫn...

1 ngày 3 giờ trước

Tiết lợn chín là 'thần dược' với sức khỏe, nhưng lại đại kỵ với những người này, không nên ăn...

1 ngày 3 giờ trước

Ăn nhiều cà chua có tác dụng gì cho sức khỏe?

1 ngày 10 giờ trước

Công dụng và tác hại của đậu bắp ít người biết

1 ngày 11 giờ trước

Nên uống bột sắn dây lúc nào là tốt nhất?

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình