Phụ Nữ Sức Khỏe

Làm sao để xóa vết bớt trên mặt trẻ?

Con gái tôi năm nay 2 tuổi, sinh ra có một vết bớt ở mặt. Gia đình tôi rất muốn được xóa vết bớt đi nhưng sợ con phải phẫu thuật. Liệu có phương pháp nào xóa vết bớt cho trẻ em mà không cần phẫu thuật không, thưa bác sĩ? Độc giả Vũ Linh

ThS.BS Phan Ngọc Huy, khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM

Bớt sắc tố là một bệnh lý da tương đối thường gặp ở trẻ em, với các vết bớt xuất hiện do sự phát triển bất thường của các tế bào sắc tố trong da.

Tùy vào loại bớt sắc tố, gia đình cần thảo luận với bác sĩ để lựa chọn phương pháp trước khi quyết định điều trị cho trẻ. Không phải lúc nào việc xóa bớt cũng là cần thiết, đặc biệt là đối với những bớt không gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ hay sức khỏe.

Việc quyết định xóa bớt phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bớt đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Đối với các loại bớt đáp ứng tốt với laser hoặc bớt gây lo ngại về mặt thẩm mỹ, bác sĩ khuyến nghị nên điều trị sớm nhất có thể.

Việc điều trị sớm không chỉ giúp trẻ tránh được sự tự ti khi đến tuổi đi học mà còn giảm nguy cơ phát triển các biến chứng khi trẻ lớn lên.

Các phương pháp điều trị bớt sắc tố hiệu quả:

- Laser và ánh sáng: Các thiết bị laser công nghệ cao như laser Q-switched, laser pico giây, laser xung dài và laser vi điểm là các phương pháp thường được lựa chọn. Laser có khả năng phá hủy các sắc tố bất thường trong da mà ít ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh. Thông thường, trẻ em sẽ cần trải qua nhiều đợt điều trị laser để đạt kết quả tốt nhất.

- Phẫu thuật: Đối với các bớt có kích thước lớn hoặc nằm sâu dưới da, phương pháp phẫu thuật có thể được xem xét. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được khuyến nghị khi các lựa chọn khác không có hiệu quả hoặc nếu bớt có nguy cơ gây biến chứng sức khỏe.

Việc điều trị bớt sắc tố ở trẻ em cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa.

Theo Tạp chí Tri Thức

Tin liên quan

Mẹ đơn thân làm sao để thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con?

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong...

Cách xử lý khi nổi mề đay

Mỗi khi trời chuyển mùa, thời tiết thay đổi, tôi lại bị nổi mề đay, mẩn ngứa rất khó chịu....

Kiêng hoàn toàn đường và tinh bột có hết bệnh tiểu đường?

Kể cả khi kiêng hoàn toàn đường và tinh bột thì chúng ta vẫn không thể điều trị triệt để...

Ăn cơm hàng ngày dễ gây tiểu đường hơn là uống nước ngọt?

Với người bình thường việc ăn cơm trắng hàng ngày không làm tăng lượng đường huyết đến mức gây...

Mì gói hết hạn, mới hết hạn có nên ăn?

Mì gói khi hết hạn sử dụng sẽ dễ bị nấm mốc, khi ăn có thể gây ngộ độc thực...

Giấy bạc và nồi chiên không dầu có an toàn để sử dụng trong nấu nướng?

Nồi chiên không dầu và giấy bạc đều an toàn trong nấu nướng nếu biết sử dụng và chế biến...

Thiếu máu não không được uống trà?

Trà có chứa tanin, khi kết hợp với sắt tạo thành các phức hợp tanin khiến sắt không được cơ...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình