Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuyên gia cảnh báo những bộ phận của gà tuy ngon nhưng tuyệt đối không nên ‘đụng đũa’, nếu không muốn mang bệnh vào người

Gà là món ăn quen thuộc của người Việt, tuy nhiên có những bộ phận của gà các chuyên gia khuyên bạn không nên ăn vì rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà đối với sức khỏe

Theo y học hiện đại, trong 100g thịt gà chứa 20,3g protein, 4,3g chất béo và nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP. Đây cũng là loại thịt chứa nhiều khoáng chất canxi, phốt pho, sắt có lợi cho sức khỏe. Trong thịt gà chứa hàm lượng beta-carotene, lycopene, retinol, alpha cao, đều bắt nguồn từ vitamin A.

Còn trong y học cổ truyền, thịt gà vị ngọt, tính ấm, không độc. Nhiều loại gà khác nhau theo màu lông nhưng nói chung thịt gà tác dụng bổ tỳ, điều hòa khí huyết chữa thận yếu, phong thấp, dùng rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Ảnh minh họa: Internet

Người dân dùng thịt gà tần với tam thất, nấm linh chi hoặc đông trùng hạ thảo để bồi dưỡng và cầm máu. Thịt gà hầm với hạt sen chữa suy dinh dưỡng. Cháo thịt gà mái ăn thường xuyên còn là bài thuốc hỗ trợ chữa liệt dương. Trong các phần thịt gà có thịt ức, lườn, đùi thì ức gà có giá trị dinh dưỡng cao nhất, chứa nhiều protein nhưng hàm lượng calo thấp.

Những bộ phận của gà không nên ăn

Mặc dù thịt gà có chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng những bộ phận dưới đây của gà lại được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên dùng.

Nội tạng gà

Nội tạng gà nhiều dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại như dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi, giun sán... Đơn cử như gan gà, mặc dù chúng là bộ phần có nhiều dinh dưỡng, song gan gà lại là là nơi chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng.

Đầu gà

Đầu gà là nơi tập trung nhiều chất độc hại, không nên ăn thường xuyên. Đầu gà chứa nhiều cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đầu gà chứa nhiều vi khuẩn, virus, không tốt cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, đùi và cánh gà hai vị trí hay được chọn để tiêm phòng trong quá trình nuôi nên không thể loại trừ việc có tồn dư thuốc trong thịt.

Phổi gà

Phổi là nơi hút các chất độc hại cho cơ thể sau gan mà gà là loại gia cầm thường xuyên ăn các loại sinh vật và môi trường sống cũng như đặc tính. Phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng.

Phao câu

Bộ phận này giống như kho chứa vi khuẩn, nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Phao câu cũng là nơi chứa lượng mỡ và cholesterol có thể gây hại cho sức khỏe, không tốt với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, rối loạn máu mỡ.

Mề gà

Mề gà thực chất nó là dạ dày của gà và có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Do gà có thể ăn nhiều loại vi sinh vật, nên lượng chất độc hại có thể sẽ bị dự trữ lại tại đây. Nếu ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe .

Cổ gà

Cổ gà là bộ phận của gà được khá nhiều người ưa chuộng lựa chọn ăn. Nhưng cổ gà lại là nơi tập trung nhiều huyết mạch, tuyến hạch, tuyến bạch huyết và tuyến giải độc ở dưới mô da của cổ gà. Vì lẽ đó, đây cũng là bộ phận của gà tập trung khá nhiều chất độc hại.

Và để đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên gia đình, các bà nội trợ hãy tránh lựa chọn cổ gà để chế biến món ăn. Còn trong trường hợp “bất khả kháng” nên loại bỏ bớt lớp da trước khi dùng nước muối loãng để làm sạch cổ gà nhiều lần. Một phương thức khác nếu muốn loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn thì hãy thử bằng cách nấu thịt gà ở mức nhiệt độ cao, trung bình là khoảng 165 độ C.

Không như ở phần thịt, những bộ phần này sẽ không mang đến dinh dưỡng cho người dùng, ngược lại chúng còn gây hại nếu bạn sử dụng quá nhiều. Vì thế, để giúp gia đình có bữa ăn ngon mà không gây hại đến sức khỏe thì nên loại bỏ những bộ phận này ra khỏi khẩu phần ăn của nhà mình nhé!

Thủy Mặc (t/h)

Tin liên quan

Thêm củ cải đường vào bữa ăn làm tăng những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải...

Củ cải đường là loại rau củ có màu sắc rực rỡ, nhiều màu sắc, có chứa chất chống oxy...

Tiết lợn chín là 'thần dược' với sức khỏe, nhưng lại đại kỵ với những người này, không nên ăn...

Tiết lợn là món ăn bổ dưỡng, nhưng với một số người sau đây, tiết lợn lại có thể biến...

Ăn nhiều cà chua có tác dụng gì cho sức khỏe?

Cà chua là thực phẩm được mệnh danh là nhà máy dinh dưỡng bởi loại quả này cung cấp nhiều...

Nên uống bột sắn dây lúc nào là tốt nhất?

Bột sắn dây được biết đến là thực phẩm khá quen thuộc với nhiều gia đình. Không chỉ giúp mát...

Công dụng và tác hại của đậu bắp ít người biết

Đậu bắp chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng sai cách cũng...

Những tác dụng tuyệt vời khi uống nước lá hẹ tươi

Bạn có biết uống nước lá hẹ tươi là một phương pháp giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý....

Loại rau là chân ái cho mùa thu, giúp dưỡng gan, bổ mắt lại ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường

Rau cải bó xôi hay còn gọi là rau chân vịt có giá trị dinh dưỡng cao. Một trong những...

Tin mới nhất

Loại chảo giá rẻ “đầu độc” người dùng vì chứa chất độc hại, đe dọa sức khỏe cả gia đình:...

18/09/2024 08:49

Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng cho nhanh khô không? Vì sao lại không nên?

22/07/2024 08:53

Ưu nhược điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san

20/07/2024 15:07

Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?

08/05/2024 10:47

Sương sáo kỵ với gì?

07/05/2024 12:48

Đây là 3 loại nước rửa bát không nên dùng vì dễ khiến cả nhà mắc ung thư, đừng ham...

05/05/2024 08:21

Thêm mẹo này vào đậu đen trước khi nấu: 10 phút chè nở bung, không lo tốn gas, tốn điện

03/05/2024 07:07

Tuổi thọ của quạt hơi nước tăng lên 10 lần: Dưới đây là cách vệ sinh dễ dàng, không tốn...

03/05/2024 07:05

Cách vệ sinh chiếu điều hòa ngay tại nhà: Dùng 1 mẹo nhỏ đơn giản này, ai cũng làm được

02/05/2024 07:20

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình