Phụ Nữ Sức Khỏe

Măng rất bổ dưỡng và 'đưa cơm' những người này, tuyệt đối cấm ăn kẻo mang họa

Măng là một món ăn tốt cho sức khỏe vì sự đa dạng dinh dưỡng và hương vị hấp dẫn. Nhưng măng lại tốt với người này nhưng độc với người khác, thậm chí có thể gây nguy hiểm.

 

Theo quan niệm Đông y, măng là một thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một món ăn có giá trị chữa bệnh. Dựa vào giá trị dinh dưỡng của măng sẽ giúp bạn nhận biết mình có nên ăn măng hay không.

Ảnh minh họa: Internet

Các thành phần dinh dưỡng trong măng được xem là vô cùng phong phú, nhờ sự giàu protein và amino axit, vitamin, canxi, phốt pho, sắt, cùng các nguyên tố vi lượng và cellulose nên đây được xem là món ăn có khả năng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, có thể ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.

Lợi ích của việc thêm măng vào chế độ ăn

Tăng cường khả năng miễn dịch: Chúng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Khi tiêu thụ vào mùa đông, chúng giúp bảo vệ khỏi nhiễm trùng do virus và vi khuẩn.

Ảnh minh họa: Internet

Hỗ trợ giảm cân: Chúng có lượng calo thấp, 1 chén măng chứa khoảng 13 calo và nửa gam chất béo. Chúng cũng có nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa và giúp bạn no lâu hơn, từ đó hỗ trợ giảm cân. Măng có lượng calo thấp nhưng lại nhiều chất xơ, khiến chúng trở thành một sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn giảm cân lành mạnh. Chất xơ có thể giúp làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày để giúp bạn cảm thấy no lâu hơn giữa các bữa ăn.

Cải thiện chức năng phổi: Măng rất giàu vitamin và các hợp chất khác giúp tăng cường chức năng và hoạt động của phổi.

Ảnh minh họa: Internet

Hạ đường huyết: Măng rất giàu một loại chất xơ được gọi là inulin. Inulin đã được chứng minh là giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ glucose. Người ta nói rằng tiêu thụ măng thường xuyên có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Một số người không nên ăn măng

Trẻ tuổi dậy thì: Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.

Ảnh minh họa: Internet

Người bị sỏi thận: Axit oxalic kết hợp với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận không được ăn măng.

Người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa, xơ gan: Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị chảy máu thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.

Phụ nữ đang mang thai: Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric. Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Ảnh minh họa: Internet

Người bị bệnh gút: Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.

Thiên An (TH)

Tin liên quan

Những bí quyết trẻ lâu mà không tốn kém nhất, chị em nào cũng nên biết

Giữ được vẻ đẹp trẻ trung bất chấp thời gian là điều mà ai cũng mong muốn. Sau đây là...

Làm sao để chữa viêm chân lông bằng lá trầu không nhanh và dễ dàng?

Viêm chân lông là nỗi khổ và nỗi tự ti khiến bạn ngại mặc váy ngắn hay những chiếc áo...

4 nhóm bệnh truyền nhiễm hay gặp vào mùa mưa

Sau mưa, môi trường không đảm bảo vệ sinh, thiếu nước sạch, thuốc men... là những yếu tố khiến nhiều...

Sốt xuất huyết và Covid-19 cần phân biệt để tránh nhầm lẫn

Sốt xuất huyết và Covid-19 là bệnh do 2 loại virus khác nhau gây ra. Tuy vậy, trong giai đoạn...

Khi nào nên sử dụng thuốc đạn đặt trực tràng?

Thuốc đặc trực tràng có thể sử dụng trong trường hợp người bệnh bị co thắt thực quản, hôn mê,...

Cảm giác đau đớn khi mắc bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ gây ra những cơn đau dữ dội đến mức không thể ngủ được.

7 thời điểm không nên tắm đêm

Tắm vào đêm khuya có thể tạm thời giúp bạn thư giãn, cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, đây cũng...

Tin mới nhất

Loại chảo giá rẻ “đầu độc” người dùng vì chứa chất độc hại, đe dọa sức khỏe cả gia đình:...

18/09/2024 08:49

Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng cho nhanh khô không? Vì sao lại không nên?

22/07/2024 08:53

Ưu nhược điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san

20/07/2024 15:07

Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?

08/05/2024 10:47

Sương sáo kỵ với gì?

07/05/2024 12:48

Đây là 3 loại nước rửa bát không nên dùng vì dễ khiến cả nhà mắc ung thư, đừng ham...

05/05/2024 08:21

Thêm mẹo này vào đậu đen trước khi nấu: 10 phút chè nở bung, không lo tốn gas, tốn điện

03/05/2024 07:07

Tuổi thọ của quạt hơi nước tăng lên 10 lần: Dưới đây là cách vệ sinh dễ dàng, không tốn...

03/05/2024 07:05

Cách vệ sinh chiếu điều hòa ngay tại nhà: Dùng 1 mẹo nhỏ đơn giản này, ai cũng làm được

02/05/2024 07:20

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình