Phụ Nữ Sức Khỏe

Phân biệt ho gà và ho do bệnh hô hấp

Cả tuần nay con tôi bị ho rũ rượi, mặt tím tái nhưng không có tiếng rít. Xin hỏi đây có phải là dấu hiệu của bệnh ho gà hay chỉ là ho thông thường?

Bác sĩ chuyên khoa II Vũ Thị Thanh Hiếu, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên, bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Ho gà có khả năng lây lan cao hơn cả cảm cúm. Trẻ chưa được tiêm vaccine ho gà có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất và có biểu hiện bệnh lý nặng.

- Đường lây truyền của bệnh ho gà

Bệnh ho gà được lây truyền qua đường hô hấp. Các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng người bệnh khi ho, hắt hơi sẽ theo không khí truyền đến người khỏe mạnh và gây bệnh. Bệnh có tính lây truyền rất cao, nhất là với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như gia đình, trường học…

- Biến chứng của ho gà

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh ho gà có thể gây ra biến chứng viêm phổi. Đây là nguyên nhân đe dọa tính mạng phổ biến nhất.

Ngoài ra còn có một số biến chứng thường gặp khác như: Biến chứng thần kinh, ảnh hưởng đến một số cơ quan khác của trẻ như viêm phế quản, ngừng thở, sa trực tràng, thoát vị trực tràng, vỡ phế nang, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi và viêm não.

- Phân biệt ho gà và ho thông thường

Đối với trẻ ho do cảm lạnh, nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng cảm lạnh, chảy mũi, ngạt mũi và ho.

Đối với bệnh ho gà, các biểu hiện điển hình là trẻ ho rũ rượi, ho từng cơn. Mỗi cơn 15-20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Những cơn ho xuất hiện nhiều làm trẻ yếu dần, ngừng thở do thiếu oxy, mặt tím tái hoặc đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt, nước mũi.

- Biện pháp phòng bệnh ho gà

Ho gà là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh chóng. Do đó, phụ huynh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ, đặc biệt là tiêm phòng vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Khi xuất hiện một trong những dấu hiệu nghi ngờ mắc ho gà sau, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám, xác định căn nguyên và hỗ trợ điều trị:

  • Trẻ có nhiều cơn ho, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt, thời gian mỗi cơn ho kéo dài
  • Ăn kém, nôn trớ nhiều
  • Ngủ ít
  • Thở nhanh/khó thở
Theo Tạp chí Tri Thức

Tin liên quan

Mẹ đơn thân làm sao để thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con?

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong...

Cách xử lý khi nổi mề đay

Mỗi khi trời chuyển mùa, thời tiết thay đổi, tôi lại bị nổi mề đay, mẩn ngứa rất khó chịu....

Kiêng hoàn toàn đường và tinh bột có hết bệnh tiểu đường?

Kể cả khi kiêng hoàn toàn đường và tinh bột thì chúng ta vẫn không thể điều trị triệt để...

Ăn cơm hàng ngày dễ gây tiểu đường hơn là uống nước ngọt?

Với người bình thường việc ăn cơm trắng hàng ngày không làm tăng lượng đường huyết đến mức gây...

Mì gói hết hạn, mới hết hạn có nên ăn?

Mì gói khi hết hạn sử dụng sẽ dễ bị nấm mốc, khi ăn có thể gây ngộ độc thực...

Giấy bạc và nồi chiên không dầu có an toàn để sử dụng trong nấu nướng?

Nồi chiên không dầu và giấy bạc đều an toàn trong nấu nướng nếu biết sử dụng và chế biến...

Thiếu máu não không được uống trà?

Trà có chứa tanin, khi kết hợp với sắt tạo thành các phức hợp tanin khiến sắt không được cơ...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình