Phụ Nữ Sức Khỏe

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Con tôi vừa khỏi bệnh thủy đậu. Xin hỏi căn bệnh này có để lại biến chứng lâu dài gì đối với sức khỏe của bé không? Độc giả Minh Huy

Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Công Đức, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh)

Bệnh thủy đậu (Chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ xảy ra ở người lớn và cả trẻ emDù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc phải.

Một số biến chứng thường thấy của bệnh thủy đậu:

- Nhiễm trùng da: Biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu là nhiễm trùng da nơi mọc phỏng nước và để lại sẹo khi khỏi bệnh. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não…. Những biến chứng này rất khó chữa trị vì virus thuỷ đậu chưa có thuốc kháng sinh đặc trị. Biến chứng xuất hiện trên phụ nữ mang bầu có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật thai nhi.

Viêm phổi: Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng viêm phổi, thường xảy ra ở người trưởng thành. Vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi phát bệnh, người mắc thủy đậu có thể có các biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, khó thở và tức ngực.

- Viêm thận: Viêm thận, viêm cầu thận cấp cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu.

- Zona thần kinh: Một biến chứng khác có liên quan giữa virus gây bệnh zona thần kinh và thủy đậu là bệnh zona thần kinh (bệnh giời leo). Đây là kết quả của sự tái hoạt động virus thủy đậu (varicella-zoster virus).

Bệnh zona thần kinh do virus thủy đậu tái hoạt động gây ra, xuất hiện sau nhiều năm kể từ lần bị thủy đậu đầu tiên. Bệnh dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như viêm kết mạc, giác mạc, viêm màng bồ đào, rối loạn tiết niệu - trực tràng, liệt mặt, viêm não, màng não.

Biến chứng đáng sợ nhất của zona thần kinh được gọi là đau sau zona, thường gặp ở người cao tuổi, có làn da khô, mỏng. Đây là tình trạng đau dai dẳng ở vùng da sau khi mụn nước đã lành (4-6 tuần) và rất khó chữa trị.

Căn bệnh này làm cho người bệnh phải chịu những cơn đau liên tục như dao đâm, cắt thịt, kéo dài vài tháng, vài năm hay thậm chí là suốt đời.

Theo Linh Thùy/Tạp chí tri thức

Tin liên quan

Mẹ đơn thân làm sao để thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con?

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong...

Cách xử lý khi nổi mề đay

Mỗi khi trời chuyển mùa, thời tiết thay đổi, tôi lại bị nổi mề đay, mẩn ngứa rất khó chịu....

Kiêng hoàn toàn đường và tinh bột có hết bệnh tiểu đường?

Kể cả khi kiêng hoàn toàn đường và tinh bột thì chúng ta vẫn không thể điều trị triệt để...

Ăn cơm hàng ngày dễ gây tiểu đường hơn là uống nước ngọt?

Với người bình thường việc ăn cơm trắng hàng ngày không làm tăng lượng đường huyết đến mức gây...

Mì gói hết hạn, mới hết hạn có nên ăn?

Mì gói khi hết hạn sử dụng sẽ dễ bị nấm mốc, khi ăn có thể gây ngộ độc thực...

Giấy bạc và nồi chiên không dầu có an toàn để sử dụng trong nấu nướng?

Nồi chiên không dầu và giấy bạc đều an toàn trong nấu nướng nếu biết sử dụng và chế biến...

Thiếu máu não không được uống trà?

Trà có chứa tanin, khi kết hợp với sắt tạo thành các phức hợp tanin khiến sắt không được cơ...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình