Phụ Nữ Sức Khỏe

Người xưa nói “nhai kỹ no lâu” nhưng nếu thời gian bạn ăn một bữa nhiều hơn số phút này thì dễ đoản thọ

Trong bữa cơm, việc thực hành ăn uống đúng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngược lại nếu chủ quan, ăn uống qua loa sẽ gây nhiều tác hại, nhất là với hệ tiêu hóa.

Nhai kỹ tốt, nhưng ăn chậm sẽ “giết chết” hệ tiêu hóa

Ăn uống là hoạt động diễn ra hàng ngày, trong đó việc thực hành ăn uống rất quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe mỗi người. Nhiều người hiện nay đã quan tâm hơn đến vấn đề cân đối, đa dạng dinh dưỡng, nhưng cách thức ăn thường vẫn làm theo thói quen.

Với người lao động, dân công sở, bữa sáng, bữa trưa thường tranh thủ ăn thật nhanh để có thời gian nghỉ ngơi, làm việc. Bữa tối khi ăn ở nhà lại kéo dài đến hàng giờ. Việc kéo dài thời gian một bữa ăn cũng rất thường gặp ở nhóm trẻ nhỏ. Khi đề cập đến vấn đề này, nhiều người thường hay "ngụy biện" bằng câu nói “nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Vậy thói quen ăn uống của người Việt như vậy có thực sự tốt cho sức khỏe?

BSCK II Hà Hải Nam, Phó khoa Ngoại bụng 1 (Bệnh viện K Trung ương) cho biết, câu nói “nhai kỹ no lâu” được người xưa truyền lại là hoàn toàn chính xác, việc nhai kỹ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nhai kỹ không đồng nghĩa với ăn lâu, nếu bữa ăn kéo dài quá lâu sẽ gây tác dụng ngược tới hệ tiêu hóa, giảm chất lượng thực phẩm, từ đó giảm chất lượng bữa ăn. 

Việc nhai kỹ là tốt cho sức khỏe, nhưng nhai kỹ không đồng nghĩa với việc ăn quá lâu. Ảnh minh họa. 

PGS.TS.BS. Lâm Vĩnh Niên, Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cũng khẳng định, việc nhai kỹ là tốt nhưng ăn lâu sẽ gây hại. Khi ăn chậm, quá trình tiêu hóa kéo dài khiến dịch vị trong dạ dày bị pha loãng, tiêu hóa khó khăn hơn, gây ra tình trạng khó tiêu.

Khi ăn chậm, chúng ta có thể dung nạp thức ăn nhiều hơn mức bình thường, từ đó gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Với trẻ nhỏ, việc ăn quá chậm từ nhỏ sẽ tạo thói quen khi trường thành. Khi ăn chậm, dinh dưỡng trong thực phẩm cũng bị giảm khi nạp vào cơ thể.

Ngược lại với ăn chậm, nhiều người hiện đại ăn rất nhanh, bữa ăn chính diễn ra chưa đầy 10 phút. PGS Lâm Vĩnh Niên cho biết, việc ăn nhanh khiến tuyến nước bọt chưa kịp hoạt động khiến dạ dày làm việc nhiều hơn và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Việc ăn nhanh trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra tình trạng đau dạ dày, thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, không hấp thu dinh dưỡng cần thiết và tăng cảm giác cồng kềnh hoặc chướng bụng sau khi ăn.

Bữa ăn nên kéo dài bao lâu?

Như các chuyên gia đã phân tích, ăn nhanh và ăn chậm đều ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa nghiên cứu chính thức nào về việc nên ăn bao lâu, vì việc ăn uống còn phụ thuộc vào bệnh lý và mang tính cá thể.

Mọi người nên thực hiện một bữa ăn trong vòng 20 phút là tốt nhất cho cơ thể. Ảnh minh họa. 

PGS Lâm Vĩnh Niên khuyến cáo, với một người khỏe mạnh, không có bệnh lý thì bữa ăn nên kéo dài trong 20 phút, nếu lâu hơn 30 phút được coi là ăn chậm, còn xong trước 10 phút được coi là nhanh.

Với những người đã hình thành thói quen ăn quá nhanh hoặc quá chậm, bác sĩ Niên khuyên nên tập luyện để thay đổi. Người ăn nhanh thì nên tập cách nhai kỹ mới nuốt, hoặc có thể dùng bát nhỏ khi ăn cơm sẽ giúp giảm tốc độ ăn.

Còn với người có thói quen ăn chậm, bữa ăn nên tập trung vào ăn uống, không xem tivi, điện thoại để tránh bị xao nhãng, tập trung ăn xong mới làm việc khác để thức ăn hấp thu được tốt hơn trong cơ thể.

Theo Lê Phương/phunuphapluat.nguoiduatin.vn

Tin liên quan

Làm thế nào để sống lâu hơn? Bác sĩ nói thẳng hãy đứng dậy và tập bất kỳ bài thể...

Một nhà sinh lý học cho biết không quan trọng bạn làm gì để duy trì hoạt động - miễn...

5 triệu chứng bất thường này khi ngủ có thể là dấu hiệu của ung thư, bác sĩ cảnh báo...

Cơ thể khi đang ngủ cũng có thể phát ra cảnh báo chính xác bạn đang gặp vấn đề gì...

8 loại thực phẩm không nên ăn trước khi ngủ nếu không muốn mệt mỏi, thiếu năng lượng vào sáng...

Ai đang bị chứng hay mất ngủ thì nên hạn chế hoặc không nên dùng những thực phẩm này vào...

6 đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bạn có nằm trong số đó

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên nhóm người được xem là có nguy cơ...

Tiết lộ 5 dấu hiệu của viêm ruột thừa nên chú ý đặc biệt là phụ nữ mang thai và...

Ngoài đau bụng, viêm ruột thừa còn có nhiều dấu hiệu khác mà bạn nên cẩn thận.

TP.HCM: Giác hơi tại nhà, nam thanh niên đang khỏe mạnh bỗng đột quỵ hiếm gặp

Một trường hợp đột quỵ nguy kịch, nguyên nhân xuất phát từ việc điều trị giác hơi không an toàn...

4 dấu hiệu cảnh báo bệnh tim, cần đi khám càng sớm càng tốt

Nếu một ngày nào đó hoặc thỉnh thoảng sẽ cảm thấy tức ngực. Dấu hiệu đau kéo dài trong vài...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

18 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 8 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 8 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình