Phụ Nữ Sức Khỏe

Phải làm gì khi phát hiện rắn và côn trùng lạ vào nhà sau mưa lũ?

Sau những trận mưa lũ, bên cạnh việc ứng phó thiên tai, khắc phục hậu quả sau bão, người dân cũng cần đề cao cảnh giác với các loài động vật có độc như rắn hay côn trùng lạ vào nhà.

Theo báo Tiền Phong đưa tin, sau khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn. Đa phần, người dân bị cắn, đốt khi ra ngoài kiểm tra sân vườn, đồng ruộng trong và sau bão.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai: Mưa lũ làm thay đổi môi trường sống tự nhiên của rắn và côn trùng. Mưa lớn liên tục khiến các hang hốc, bụi rậm, gò đất - những nơi rắn và côn trùng thường trú ẩn - bị ngập nước hoặc xói mòn, phá hủy nguồn thức ăn tự nhiên của rắn và côn trùng, buộc chúng phải tìm kiếm nơi trú ẩn mới. Đặc biệt, rắn là loài máu lạnh, chúng cần tìm kiếm những nơi có nhiệt độ ấm áp để duy trì sự sống. Nhà ở của con người thường có nhiệt độ ổn định, trở thành điểm đến hấp dẫn cho rắn.

Nếu gặp rắn độc hoặc số lượng côn trùng quá lớn, hãy gọi cho cơ quan chức năng. Ảnh: Báo Tiền Phong.

Như trước đó báo Người Lao Động đưa tin, ngày 10-9, Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội) cho biết những ngày gần đây, bệnh viện liên tục tiếp nhận, điều trị các bệnh nhân bị rắn độc và động vật, côn trùng gây độc khác cắn.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), rạng sáng 8-9, khi bão số 3 đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, tại đây đã tiếp nhận, điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn. Số ca nhập viện do rắn, các động vật có độc cắn chiếm phần lớn các ca nhập viện.

Các bệnh nhân bị rắn, các loài động vật có độc cắn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đa phần, người dân bị cắn/đốt khi ra ngoài kiểm tra sân vườn, ruộng trong và sau bão, tiếp xúc với các bờ cây, bụi cỏ, đống rác hay lá cây, điều kiện quan sát hạn chế. Cá biệt có trường hợp rắn độc chui vào nhà cắn khi bệnh nhân đang ngủ. Theo bác sĩ Nguyên, thời điểm mưa, bão kết hợp thời tiết không lạnh, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để các loài rắn, côn trùng… ra khỏi nơi trú ẩn, tìm kiếm thức ăn.

Thời điểm mưa, bão kết hợp thời tiết không lạnh, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để các loài rắn, côn trùng… ra khỏi nơi trú ẩn, tìm kiếm thức ăn. Ảnh: Báo Tiền Phong.

Vậy làm thế nào để xử lý khi gặp rắn và côn trùng lạ trong nhà

Giữ bình tĩnh: Khi phát hiện rắn hoặc côn trùng lạ trong nhà, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh. Căng thẳng có thể khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm và làm tình hình trở nên phức tạp hơn.

Báo cho người xung quanh: Thông báo cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em và người già, để họ biết và tránh xa khu vực có rắn hoặc côn trùng.

Gọi cho cơ quan chức năng: Nếu gặp rắn độc hoặc số lượng côn trùng quá lớn, hãy gọi cho cơ quan chức năng như đội cứu hộ hoặc trung tâm kiểm soát dịch bệnh để được hỗ trợ.

Không tự ý bắt rắn: Việc bắt rắn đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Nếu không cẩn thận, bạn có thể bị rắn cắn.

Di chuyển người và vật nuôi ra khỏi khu vực nguy hiểm: Bảo vệ bản thân và gia đình là ưu tiên hàng đầu.

Một bệnh nhân bị hoại tử nhiễm trùng bàn tay do rắn cắn. Ảnh: Báo Người Lao Động.

Cách phòng tránh rắn và côn trùng lạ vào nhà

Đóng kín cửa, cửa sổ: Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn chặn rắn và côn trùng xâm nhập vào nhà.

Sửa chữa các lỗ hổng: Kiểm tra kỹ các bức tường, sàn nhà, mái nhà và sửa chữa những lỗ hổng nhỏ nhất để ngăn chặn rắn và côn trùng chui vào.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Loại bỏ các nguồn thức ăn của côn trùng như thức ăn thừa, rác thải.

Sử dụng các loại tinh dầu: Tinh dầu sả chanh, bạc hà, tràm... có tác dụng đuổi côn trùng rất tốt. Bạn có thể dùng đèn xông tinh dầu hoặc thấm tinh dầu vào bông gòn đặt ở các góc nhà.

Trồng các loại cây có mùi hương mạnh: Như sả, hương thảo... giúp tạo ra một hàng rào tự nhiên, ngăn cản rắn và côn trùng tiếp cận nhà ở.

Sử dụng các loại thuốc xịt côn trùng: Tuy nhiên, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi.

Cắt tỉa cây cối xung quanh nhà: Tránh tạo điều kiện cho rắn và côn trùng ẩn nấp

Không vứt rác bừa bãi: Rác thải là môi trường sống lý tưởng của nhiều loại côn trùng.

Sử dụng bẫy: Đặt bẫy để bắt các loại côn trùng nhỏ.

Những lưu ý khi xử lý rắn và côn trùng lạ

Mặc quần áo bảo hộ: Khi xử lý rắn hoặc côn trùng, bạn nên mặc quần áo dài tay, đi giày kín mũi và đeo găng tay để bảo vệ bản thân.

Sử dụng dụng cụ chuyên dụng: Nếu cần di chuyển rắn, hãy sử dụng dụng cụ chuyên dụng như kẹp hoặc móc để tránh bị cắn.

Không giết rắn bừa bãi: Rắn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, việc giết rắn có thể gây mất cân bằng sinh thái.

Bác sĩ Nguyên cảnh báo các loại rắn độc như rắn cạp nong, cạp nia khi cắn thì không gây đau hay sưng, thậm chí không để lại dấu vết do răng nhỏ và nọc độc, không gây biến dạng bất thường tại vết cắn. Do đó, nhiều người đêm muộn hoặc sáng dậy mới được phát hiện có biểu hiện nhiễm độc (bị liệt gây khó thở, thậm chí tử vong) và rất dễ nhầm với rất nhiều bệnh khác nhau mà không biết từng bị rắn độc cắn.

Nếu không may bị rắn cắn, cần trấn an nạn nhân bình tĩnh, tránh vận động nhiều khiến tim đập nhanh, đặt vị trí vết cắn thấp hơn tim để tránh nọc độc lan truyền nhanh hơn. Hãy cố gắng ghi nhớ màu sắc, hoa văn, kích thước của con rắn để thông báo cho nhân viên y tế. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân cũng nên sử dụng điện thoại hoặc thiết bị ghi hình để lưu giữ hình ảnh của rắn. Hình ảnh về các loài rắn ghi được sẽ rất hữu ích trong trường hợp không may bị rắn cắn, giúp các bác sĩ có phương án điều trị và sử dụng loại huyết thanh kháng nọc độc phù hợp với từng nhóm rắn độc.

Ảnh minh họa: Internet

Dù lũ lụt khiến việc di chuyển khó khăn, nhưng cách xử lý tốt nhất khi không may bị rắn độc cắn đó là đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Những biện pháp như rạch vết thương, hút chất độc, đắp lá thuốc… có thể khiến tình trạng nạn nhân càng thêm nghiêm trọng.

Đối với côn trùng cắn: Nếu có vòi đốt còn cắm trên da, hãy dùng nhíp sạch để loại bỏ nhẹ nhàng. Dùng xà phòng và nước sạch để rửa vết cắn. Chườm đá hoặc túi lạnh vào vết cắn để giảm sưng và đau. Theo dõi và thông báo với nhân viên y tế nếu vết cắn có dấu hiệu sưng tấy, gây sốt, choáng… để được hỗ trợ kịp thời

Thiên An (TH)

Tin liên quan

10 dấu hiệu cảnh báo bạn không ăn đủ chất xơ

Buồn ngủ sau bữa ăn, bị táo bón, Cholesterol LDL, đầy hơi... là những dấu hiệu cảnh báo bạn ăn...

Hạn chế 5 loại thực phẩm này nếu bạn đang bị đau nửa đầu

Hạn chế thực phẩm chứa caffein, sô cô la, trái cây và các hạt sấy khô, rượu... nếu bạn đang...

Vùng 'tam giác tử thần' tuyệt đối không nên nặn mụn

Vùng "tam giác tử thần" trên mặt rất nguy hiểm vì nó có thể gây viêm nhiễm khi nặn mụn,...

TP.HCM ghi nhận hơn 100 ca sốt nghi sởi trong 1 tuần

Số ca mắc bệnh sởi, sốt xuất huyết và tay chân miệng tại TP.HCM trong tuần qua đều có xu...

Đến 54 tuổi mới biết mình mang giới tính nam

Mang hình dáng phụ nữ và vẫn rung động trước nam giới, nhưng bệnh nhân 54 tuổi lại có cơ...

Những việc sai lầm dễ khiến bạn ‘giảm tuổi thọ’, đặc biệt đều là những việc bạn thực hiện hàng...

Hãy dừng ngay nếu như bạn ngày ngày làm những việc này, vì càng lâu sẽ khiến cho hệ miễn...

Bệnh về da sau mưa lũ gia tăng

Gần đây, khoa Da liễu và Bỏng, Bệnh viện Bạch Mai, ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám với bệnh...

Tin mới nhất

Mẹo hay giải độc cho cơ thể sau khi ăn quá nhiều, cần làm ngay để ngày mới thêm năng...

13 giờ trước

Phát hiện bất ngờ khi so sánh người đi bộ trong rừng và trong thành phố đông đúc

13 giờ trước

Đi khám vì đau họng và nuốt đau, bất ngờ phát hiện mắc ung thư

1 ngày 8 giờ trước

Gan thải độc qua đường nào?

1 ngày 8 giờ trước

Diễn viên Hàn Quốc đầu tiên đoạt giải Oscar: Không cần diện đồ cầu kỳ vẫn thanh lịch, đẳng cấp...

1 ngày 8 giờ trước

3 thời điểm dù bẩn thế nào cũng không nên đánh răng

1 ngày 8 giờ trước

Tại sao quần Jeans luôn có chiếc túi "bé tí xíu" bên hông? Hóa ra là "vị trí quý" toàn...

1 ngày 13 giờ trước

Thực phẩm cần tránh nếu bạn bị huyết áp cao

1 ngày 13 giờ trước

Đột ngột cứng cổ, đau đớn sau nhiều giờ xem điện thoại

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình