Phụ Nữ Sức Khỏe

Điều gì xảy ra khi bạn ăn đồ ngọt? Đây là 4 thời điểm cơ thể cần đồ ngọt, nên bổ sung đúng để cải thiện sức khỏe

Ăn đồ ngọt khi cơ thể có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi... sẽ làm tăng đường huyết, giúp ổn định tâm trạng, cải thiện nhịp tim và lấy lại thăng bằng cho cơ thể.

Trong thực đơn hàng ngày, nhiều người tự đặt cho mình một "quy tắc" là nói không với đồ ngọt, vì cho rằng đồ ngọt là nguyên nhân gây nhiều bệnh  mãn tính.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đồ ngọt khi được sử dụng với mức độ vừa phải và đưa vào cơ thể với lượng đường ở mức cho phép thì rất tốt cho sức khỏe. 

WHO khuyến cáo rằng, cả trẻ em và người lớn, mỗi ngày nên giới hạn lượng đường tự do trong mức dưới 10% của tổng lượng calo được tiêu thụ. Đặc biệt, nếu tiêu thụ được dưới mức 5% thì đồ ngọt còn đem lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Thời điểm ăn tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi trưa để giúp tinh thần phấn chấn, nạp thêm năng lượng.

Ảnh minh họa

4 biểu hiện của cơ thể cần bổ sung đồ ngọt

Ăn đồ ngọt lúc cơ thể mệt mỏi

Bổ sung đồ ngọt vào thời điểm này sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua cơn đói, tuy nhiên không được ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, ruột.

Ăn đồ ngọt khi đau đầu chóng mặt

Ăn đồ ngọt lúc này sẽ làm tăng đường huyết, giúp ổn định tâm trạng, cải thiện nhịp tim và hoa mắt chóng mặt.

Ăn đồ ngọt khi tắm hoặc trước khi bơi

Đây là thời điểm cần bổ sung nước và năng lượng, đặc biệt là bổ sung đường để ngừa tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra.

Ăn đồ ngọt khi toát mồ hôi

Những lúc bạn bị vã mồ hôi hoặc đường tiêu hóa có vấn đề như tiêu chảy thì nên uống nước đường hoặc dùng đồ ngọt để cải thiện tình trạng.

Lưu ý, không ăn đồ ngọt trước mỗi bữa ăn, nhất là thời điểm đi ngủ hay sau bữa tối vì lượng đường lúc này sẽ biến thành mỡ trắng dưới da, dễ gây ra béo phì và một số nguy hại khác.

5 bệnh rình rập nếu bạn ăn quá nhiều đồ ngọt

Ảnh minh họa

Dễ mắc bệnh trầm cảm

Khi ăn quá nhiều đồ ngọt bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm bởi đường làm tăng nguy cơ viêm. Nếu viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng thì hệ lụy của nó chính là sự căng thẳng, lo lắng, theo thời gian nó có thể dẫn đến trầm cảm.

Gây bệnh tim mạch

Ăn quá nhiều đồ ngọt trong cơ thể khiến cho tim và động mạch bị tổn thương từ đó gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của trái tim. Nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt trong trường hợp này chính là mắc bệnh lý về tim.

Nguy cơ ung thư

Nghiên cứu ở trên 430.000 người đã chỉ ra rằng những người ăn quá nhiều đồ ngọt có mối liên hệ mật thiết với sự gia tăng nguy cơ bị ung thư ruột non, ung thư màng phổi và ung thư thực quản. Ngoài ra, cũng đã có nghiên cứu khác nhận thấy phụ nữ khi ăn bánh quy và bánh ngọt trên 3 lần/ tuần có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung cao gấp 1.42 lần so với nhóm phụ nữ tiêu thụ loại đồ ăn này dưới 1 lần/tuần.

Gây bệnh ở gan

Việc tiêu thụ một lượng đường quá lớn dễ làm cho gan bị tổn thương không kém gì so với khi uống nhiều bia rượu. Không những thế, khi bị dung nạp quá nhiều đường còn vô tình tạo gánh nặng lên gan và gây ra gan nhiễm mỡ. Đây cũng là một bệnh lý không hề tốt cho sức khỏe.

Gây rối loạn chuyển hóa

Bản thân các loại đồ ăn, thức uống ngọt chỉ cung cấp calo rỗng. Vì thế nó khiến cho cơ thể phải huy động các loại khoáng chất và vitamin sẵn có trong tế bào và các cơ quan để đáp ứng nhu cầu chuyển hoá đường, đặc biệt là canxi, khoáng chất và vitamin B.

Duy trì tình trạng trên trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây thiếu hụt các loại vi chất dinh dưỡng, gây loãng xương cùng nhiều loại bệnh lý khác...

Theo M.H (th)/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

Bánh Crepe cake yến mạch ngon chuẩn vị, ăn mãi không ngán

Bánh crepe ngàn lớp được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon cùng hình dáng bắt mắt. Cùng...

Điều gì xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn rau diếp cá?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn rau diếp cá là băn khoăn của nhiều người.

Nên mở hay đậy nắp xoong khi luộc rau?

Nên mở hay đậy nắp xoong khi luộc rau là băn khoăn của rất nhiều người, hãy cùng tìm giải...

Đậu nành ngon, bổ nhưng 'đại kỵ' với 6 nhóm người dưới đây

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành rất tốt cho sức khoẻ nhưng có 6 nhóm người dưới...

Chuyên gia chỉ cách bổ sung sắt, kẽm cho trẻ em qua ăn uống

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cha mẹ có thể bổ sung khoảng 50% nhu cầu sắt và kẽm cho...

Vỏ trái cây và rau củ có tốt cho sức khỏe?

Nhiều người hay gọt vỏ trái cây, rau củ trước khi ăn hoặc chế biến, nhưng có ý kiến cho...

Ăn khoai lang mỗi ngày có tốt?

Khoai lang tốt cho sức khoẻ nhưng ăn khoai lang mỗi ngày có tốt không là băn khoăn của...

Tin mới nhất

Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này vào buổi sáng, cần lập tức kiểm tra sức khỏe ngay

8 giờ trước

Dù là đàn ông hay phụ nữ, chỉ cần làm tốt 4 việc, tránh xa 4 thứ này sẽ không...

8 giờ trước

Người bị sỏi mật kiêng ăn gì và nên ăn gì?

8 giờ trước

Nam tài tử trong phim Lật Mặt 7 chia sẻ cuộc hôn nhân với vợ kém tuổi, bà xã vẫn...

8 giờ trước

Dương Mịch bị chê thảm trong phim mới, nam vương 'dầu mỡ' Dương Dương liền bị dân tình réo tên...

8 giờ trước

Giáng My - ‘hoa hậu độc nhất vô nhị’ 33 năm chưa có người kế vị, tuổi 53 vẫn trẻ...

8 giờ trước

Nắng nóng, bệnh nhân đột quỵ tăng cao

10 giờ trước

Cẩm nang sức khỏe: Mách bạn ăn gì để tốt cho thận

16 giờ trước

Tiết lộ 5 lý do khiến khuôn mặt sung tấy khi thức dậy vào buổi sáng

16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình