Phụ Nữ Sức Khỏe

Điểm danh 3 loại cá dễ dính kim loại nặng nhất, hầu như toàn là những loại cá người Việt thích ăn

Ăn nhiều cá có thể bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên đối với 3 loại cá này thì càng ít ăn càng tốt.

Nếu gia đình bạn thường xuyên chọn những loại cá này trong bữa ăn thì hãy thay thế bằng thực phẩm khác càng sớm càng tốt. Nếu không cơ thể sẽ nhiễm phải nhiều độc tố nguy hiểm.

Thịt cá chứa nhiều vitamin, chất đạm và chất khoáng. Đặc biệt nó thuộc loại thịt nạc, hàm lượng mỡ rất ít, cơ thể con người dễ hấp thu. Đối với những người muốn giữ dáng hoặc giảm cân có thể ăn một số loại cá thích hợp để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không lo bị tăng cân.

Tuy nhiên, có rất nhiều loại cá và không phải loại cá nào cũng thích hợp để làm thức ăn cho con người. Nếu ăn phải cá nhiễm độc sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, khi mua cá bạn cần hết sức chú ý, đặc biệt tránh 3 loại cá này, chúng chứa rất nhiều chất gây ung thư formaldehyde và các kim loại nặng gây hại cho cơ thể.

Các loại cá da trơn

Các loại cá da trơn như cá trê, cá chạch, cá nheo... cũng có nguy cơ nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là thủy ngân. Những loại cá này thường sống ở tầng đáy và ẩn mình trong bùn đất, do đó, khi môi trường bị ô nhiễm, nguy cơ tồn dư kim loại nặng càng cao. Ngoài ra, các loại cá này thường ăn xác động vật thối rữa, làm tăng nguy cơ nhiễm kim loại nặng.

Ảnh minh họa: Internet

Tại Hoa Kỳ, kiểm nghiệm về mức độ tồn dư hóa chất trong cá trê cho thấy đây là loại cá không đảm bảo chất lượng và đứng đầu về mức độ tồn dư thủy ngân. Vì vậy, khi tiêu thụ cá trê hoặc cá da trơn nói chung, cần mua từ các nguồn có uy tín và được kiểm nghiệm chất lượng an toàn.

Các loại cá lớn

Chia sẻ trên Thời Báo: PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, người Việt thường ưa chuộng các loại cá lớn với quan niệm rằng cá càng to thì thịt càng thơm ngon và săn chắc. Tuy nhiên, cá càng lớn và sống lâu năm thì nguy cơ tích tụ kim loại nặng càng cao.

Các loại cá lớn thường ăn nhiều thức ăn hơn, đặc biệt là các loài cá ăn tạp, chúng sẽ hấp thụ kim loại nặng từ thức ăn, dẫn đến nguy cơ nhiễm độc cao hơn nhiều lần. Ông Thịnh khuyến cáo rằng khi chọn mua cá, nên ưu tiên chọn cá có kích cỡ trung bình (tùy loại cá) và tránh ăn cá quá lớn vì ngoài nguy cơ nhiễm kim loại nặng, giá trị dinh dưỡng của chúng cũng không vượt trội.

Cá rô phi

Cá rô phi là một loại cá phổ biến và được nhiều người Việt yêu thích, thường xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày và tại các quán bún cá. Với mức tiêu thụ cao, cá rô phi thường xuyên được sử dụng.

Ảnh minh họa: Internet

Về mặt dinh dưỡng, cá rô phi cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, chỉ nên ăn cá rô phi sống trong môi trường nước sạch và được cho ăn thức ăn chăn nuôi hợp lý. Ngược lại, cá rô phi không rõ nguồn gốc nuôi thả có nguy cơ nhiễm kim loại nặng rất lớn.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cá rô phi thường sống ở tầng đáy, do đó có nguy cơ nhiễm kim loại nặng cao hơn so với các loại cá sống ở tầng nổi. Nếu cá được nuôi hoặc sống trong môi trường nước bị ô nhiễm, hoặc ăn phải thức ăn có hóa chất tồn dư, nguy cơ nhiễm hóa chất sẽ cao hơn. Cá rô phi có thể chứa các kim loại nặng như asen, sắt, chì và thủy ngân, tất cả đều có hại cho gan và thận. “Ăn cá rô phi nhiễm kim loại nặng không gây ngộ độc ngay lập tức, nhưng các kim loại này sẽ tích tụ dần trong cơ thể và gây hại lâu dài,” ông Thịnh cảnh báo.

Bí quyết hạn chế kim loại nặng có trong cá

Để có thể hạn chế được lượng kim loại nặng có trong cá, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng khi mổ cá, nên loại bỏ hoặc làm sạch nội tạng vì đây là nơi tích tụ nhiều hóa chất và kim loại nặng. Đặc biệt, với các con cá có lớp màng đen trong bụng, như cá rô phi, nguy cơ nhiễm độc càng cao, do đó cần cạo và rửa sạch lớp màng này.

Với những loại cá có nguy cơ nhiễm kim loại nặng, nên hạn chế ăn, không vượt quá 2 lần mỗi tuần. Cuối cùng, luôn nấu chín cá trước khi ăn, không ăn sống hoặc gỏi cá để tránh nạp kim loại nặng vào cơ thể. Nấu chín có thể giúp biến chất một số kim loại nặng dưới tác động của nhiệt, giảm bớt nguy cơ.

Thủy Mặc (t/h)

Tin liên quan

Uống nước ép trái cây mỗi ngày có tốt không?

Nhiều người tin rằng việc uống nước ép trái cây nguyên chất mỗi ngày sẽ giúp bổ sung vitamin, tăng...

3 món sinh tố giúp làn da mịn màng, trắng hồng, giữ dáng cực tốt

Nếu tình trạng sức khỏe không được tốt, sẽ làn da kém sắc? Vậy thì hãy thử ngó qua 3...

3 loại rau giúp mẹ bỉm lợi sữa, loại thứ 3 vừa rẻ lại ngon

Không phải bà mẹ nào khi sinh con cũng có sẵn nguồn sữa dồi dào. Có nhiều người phải rất...

7 sai lầm khi chế biến rau củ, điều thứ 6 khiến nhiều người giật mình

Những thói quen này không chỉ khiến rau củ mất ngon mà còn mất chất dinh dưỡng.

3 loại trái cây tưởng mát nhưng lại gây mụn nhọt, bốc hỏa

Tưởng thanh nhiệt, giải độc, 3 loại trái cây này lại gây 'bốc hỏa' mùa hè. Nhiều người nhầm tưởng...

Phân biệt rau nhiễm bẩn, hóa chất: Tránh ăn nhầm kẻo rước họa vào người

Rau bị 'tắm' thuốc kích thích sinh trưởng để lớn nhanh hoặc thuốc bảo vệ thực vật sẽ có biểu...

Bật mí cách làm ức gà viên rau củ, trẻ lười ăn rau đến mấy cũng thích mê

Con lười ăn rau, mẹ chỉ cần học ngay cách làm ức gà viên rau củ này, đảm bảo bé...

Tin mới nhất

Tránh ăn 5 loại thực phẩm này trong các ngày lễ để kiểm soát cân nặng

14 giờ trước

Bẻ khớp ngón tay kêu lục cục về già đau nhức khớp?

14 giờ trước

Ca đột quỵ tại TP.HCM cao kỷ lục từ trước đến nay

1 ngày 12 giờ trước

Người bị mỡ máu cao nên ăn uống ra sao?

1 ngày 12 giờ trước

Viêm phổi, suy hô hấp sau 3 ngày mắc căn bệnh quen thuộc

1 ngày 12 giờ trước

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim

1 ngày 12 giờ trước

Cách chăm sóc vùng kín để phòng bệnh phụ khoa

1 ngày 12 giờ trước

Dấu hiệu lạ ở nước tiểu cảnh báo bệnh nguy hiểm

1 ngày 12 giờ trước

Đã tìm ra nguyên nhân vụ ngộ độc tập thể ở quận Long Biên khiến 2 người tử vong, 20...

1 ngày 12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình