Lợi ích của việc ăn rau sạch
Rau xanh rất ít calo, nhiều dinh dưỡng. Chúng là một trong số ít thực phẩm bạn có thể ăn nhiều mà vẫn giảm cân. Vì vậy, chúng được khuyến khích bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là bữa trưa để kiểm soát trọng lượng cơ thể dễ dàng hơn.
Theo thời gian, xương khớp có xu hướng trở nên yếu hơn, đặc biệt là phụ nữ, dễ mắc các bệnh loãng xương hay nội tiết. Rau xanh chứa hàm lượng canxi, vitamin K cao, có khả năng củng cố xương, cải thiện mật độ xương, làm chúng dày và khỏe mạnh hơn.
Rất nhiều loại rau xanh như rau bina, cải xoăn có nồng độ polyphenol và các chất chống oxy hóa cao, những hợp chất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.
Chế độ ăn nhiều rau có thể làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiêng từ thực vật giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể của bạn.
Phân biệt rau nhiễm bẩn, hóa chất
- Nhìn màu sắc hình dạng: Khi rau củ bị tắm thuốc kích thích cho lớn nhanh thì chúng thường có kích thước to dài hơn thông thường. Những loại lớn tự nhiên sẽ kích thước vừa phải. Bạn chớ tin câu nói của người bán rằng "Giống mới, nó to".
Nếu ngọn rau mà vươn dài khác lạ và non khác lạ thi nguy cơ cũng rất cao. Những loại rau củ có hình dạng dị dạng bất thường, không đồng đều, lá xoăn tít hay cong vẹo kỳ lạ cũng có thể do hóa chất kích thích sinh trưởng hoặc do thuốc trừ sâu.
- Rau củ có màu xanh khác thường nên tránh mua: Trên bề mặt rau củ quả có bất thường như bị sần, sáp bám ngoài dày lạ thường cũng không nên chọn. Màu sắc rau xanh mơn mởn, trông rau yếu nhưng lại kích thước to thì nguy cơ bị nhiễm kích thích tăng trưởng.
Nhìn vào lá và thân rau củ thấy vệt loang lổ màu sắc, hoặc màu nhợt nhạt thiêu sức sống đều không đáng tin cậy.
- Ngửi mùi: Nếu rau có mùi lạ thường thì đó có thể do tồn dư chất bảo vệ thực vật hoặc rau thủy sinh thì thu hái ở nơi ô nhiễm. Do đó khi mua các loại rau thơm thì chú ý phải có mùi thơm nếu ít thơm chứng tỏ rau bị lớn quá nhanh hoặc bị phun thuốc trừ sâu quá liều. Nếu rau thông thường mà lại có mùi tanh, mùi hắc hơn bình thường thì có thể do nhiễm bẩn khu trồng cấy hoặc mùi thuốc bảo vệ thực vật do chưa đủ thời gian cách ly đã hái đi bán.
- Xem độ cứng, giòn của rau củ: Các loại rau trồng tự nhiên phát triển đủ thời gian sẽ lâu héo và cứng lâu hơn, không nhanh bị mất nước. Còn rau quá nhanh bị héo rũ thì thường là do lớn nhanh. Rau dai bất thường cũng có thể do có hóa chất.
Ngoài ra khi chọn rau củ nên chú ý thêm:
- Tránh chọn loại dị dạng hình thù không bình thường bởi có thể do tưới nhiều phân bón hoặc phun thuốc làm chúng bị dị dạng
- Tránh chọn rau củ trái vụ vì trồng trái vụ thường phải dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn
- Trên rau có những vệt màu lạ như vệt màu xanh dương, vệt trắng, có thể do hóa chất đọng lại.
- Rau không thấm nước, giọt nước đọng nhiều trên lá có thể do rau đã dùng kích thích tăng trưởng.
Nên ăn bao nhiêu rau một ngày?
Theo Tổ chức y tế thế giới, một người trưởng thành hàng ngày nên tiêu thụ ít nhất từ 300 gam rau xanh và 100 – 200 gram hoa quả sẽ giúp phòng chống nguy cơ mắc các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng.
Trẻ em cũng cần được tập cho ăn rau dần với cách chế biến khác nhau và phù hợp. Tùy vào độ tuổi của trẻ sẽ cần tiêu thụ lượng rau củ quả khác nhau.
Một khẩu phần ăn trái cây cho trẻ thích hợp sẽ bao gồm một miếng trái cây cỡ vừa, 2 miếng nhỏ hay một bát hoa quả được xắt nhỏ. Một phần ăn rau thích hợp cho trẻ khoảng bằng củ khoai tây kích cỡ trung bình, 60 gram rau được nấu chín.
Chúng ra hoàn toàn có thể ăn lượng rau và hoa quả nhiều hơn nếu bản thân muốn, bởi nhóm rau củ quả giàu vitamin cũng như chất xơ, dễ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón.
Những người bị thừa cân, béo phì, hay rối loạn đường huyết, đái tháo đường nên hạn chế ăn các loại quả chín ngọt và nhiều năng lượng như chuối, xoài, mít, vải,...