Cha mẹ làm gương 

Trẻ em học cách cảm nhận mọi thứ - từ những gì bạn nói và làm. Cách mạnh mẽ nhất để dạy chúng những thói quen lành mạnh không phải bằng phần thưởng hay hình phạt. Hãy hành động một cách tích cực và làm mẫu cho những hành vi lành mạnh.

Khi bạn nêu gương tốt, bạn sẽ giúp trẻ học được những cách tốt để cảm thấy hạnh phúc và đưa ra những lựa chọn lành mạnh. Bạn có thể tự thay đổi thói quen của bạn thân và thực hiện cùng con mình.

Thói quen xấu 1: Chỉ trích bản thân

Những nhận xét tiêu cực về ngoại hình của bạn sẽ khiến trẻ cảm thấy lòng tự trọng phải dựa trên việc chiếc quần jeans của bạn vừa vặn hay cân nặng của bạn như thế nào. Điều này sẽ khiến trẻ em tự ti về bản thân.

Dùng việc nhận xét phê bình. Hãy kể bạn cảm thấy tốt như thế nào khi tập thể dục, ăn thức ăn lành mạnh hoặc ngủ đủ giấc. Đó là những bài học mà bạn muốn bọn trẻ ghi nhớ.

Thói quen xấu 2: Ăn uống theo cảm xúc

Nếu bạn dùng thức ăn khi buồn hoặc thất vọng, bạn cũng khiến trẻ học theo thói quen không lành mạnh này. Trẻ sẽ nghĩ rằng thức ăn là cách để làm hài lòng bản thân.

Hãy thử những cách khác để cải thiện tâm trạng khi cảm thấy chán nản. Hãy để trẻ hiểu rằng nói chuyện với bạn bè hoặc đi dạo sẽ tốt cho tâm trạng hơn.

Thói quen xấu 3: Nhắn tin, gửi email, nói chuyện quá nhiều

Đừng nói với trẻ đừng nhắn tin điện thoại khi đang ngồi trên bàn ăn. Hãy đặt ra các quy tắc gia đình về sử dụng thiết bị di động, cha mẹ cũng cần phải tuân theo các quy tắc đó. Hãy dành thời gian để trò chuyện trong bữa tối hoặc cùng gia đình đạp xe.

Thói quen xấu 4: Quá quan tâm vào bề ngoài và vật chất

Nhiều bé gái thích chơi mặc quần áo. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng hãy chú ý sử dụng thời gian hiệu quả.

"Dành thời gian cho con gái" để vui chơi lành mạnh - đi dạo hoặc dạy trẻ một môn thể thao. Trẻ sẽ học được rằng trở thành một cô gái có nghĩa là mạnh mẽ và đầy nghị lực. Tập thể dục là một liều thuốc giảm căng thẳng tuyệt vời. Hãy khen trẻ thông minh hoặc tốt bụng và đó là vẻ đẹp đáng quý.

Thói quen xấu 5: Uống rượu để nâng cao tinh thần

Nếu bạn trở về nhà sau một ngày làm việc tồi tệ và nói với trẻ: "Hãy uống một ly rượu", trẻ sẽ thấy rằng rượu là một cách tốt để thư giãn. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn đề nghị con dùng cà phê hoặc soda thường xuyên để nạp năng lượng.

Hãy tìm những cách lành mạnh hơn để giảm bớt căng thẳng hoặc tiếp thêm năng lượng. Thử tập thể dục, thiền hoặc một sở thích thư giãn và để cả gia đình cùng tham gia. Đó là những cách tốt để mọi người thư giãn hoặc nạp năng lượng.

Thói quen xấu 6: Luôn cạnh tranh hơn thua

Hãy chỉ ra cho con rằng những đứa trẻ khác (hàng xóm, bạn cùng lớp, anh chị em) đang vận động nhiều hơn có thể là một động lực tốt.

Hãy khen ngợi trẻ vì đã làm hết sức mình. Giúp trẻ tập trung vào niềm vui khi ở bên ngoài hoặc vào việc trẻ đang trở nên tốt hơn như thế nào. Bạn cũng có thể giúp trẻ tìm một hoạt động đam mê và giúp trẻ luyện tập. Hãy bảo với trẻ rằng bạn cảm thấy thoải mái khi tập thể dục.

Thói quen xấu 7: Luôn tranh luận

Nếu ba mẹ luôn nhìn nhau chằm chằm, con bạn cho rằng điều đó là ổn. Căng thẳng thường là nguyên nhân dẫn đến các cuộc tranh cãi.

Để xử lý căng thẳng hàng ngày, hãy xem xét một số kỹ thuật quản lý căng thẳng. Tranh luận có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn lúc đầu nhưng càng về sau càng tệ hơn. Thêm vào đó, căng thẳng do đánh nhau có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em.

Thói quen xấu 8: Nói chuyện phiếm

Chỉ trích cách nhìn hoặc hành động của người khác có thể là một dấu hiệu của lòng tự trọng kém. Hãy tự hỏi bản thân vì sao. Rất có thể bạn làm điều đó theo thói quen, vì vậy hãy chọn không làm.

Đừng tham gia vào nhiều chương trình truyền hình và đọc tạp chí tin đồn của Hollywood. Thay vào đó, hãy tắt TV, chỉ cho con bạn cách thư giãn và phục hồi năng lượng lành mạnh. Đưa mọi người ra ngoài đi xe đạp hoặc trò chơi nhảy lò cò.

Nắm bắt chính mình

Nếu bạn thấy mình đang cư xử tiêu cực, đừng bỏ qua và hy vọng chúng không nhận ra, hãy chỉ ra lỗi sai của bạn. Hãy tận dụng và dạy bảo trẻ.

Hãy đề nghị trẻ giúp bạn đừng cư xử tiêu cực. Trẻ sẽ rất vui khi nhắc nhở bạn và sẽ nhận thức rõ hơn. Các thành viên trong gia đình sẽ thành công hơn nếu họ hỗ trợ lẫn nhau để có những lựa chọn lành mạnh.