Phụ Nữ Sức Khỏe

4 thực phẩm rất tốt cho người bị loét dạ dày

Chế độ ăn uống phù hợp có thể làm giảm nguy cơ loét, giảm đau và có thể giúp bạn lành bệnh nhanh hơn.

Súp lơ xanh và những thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ rất tốt cho người bị loét dạ dày. Ảnh minh họa: Totalvet.

Một số loại thực phẩm có liên quan đến nguy cơ loét thấp hơn vì chúng có tác dụng chống viêm, bao phủ niêm mạc dạ dày hoặc tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột.

Súp lơ xanh và các thực phẩm giàu chất xơ

Theo AARP, nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm giảm nguy cơ phát triển loét. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những người tham gia nam giới trong 6 năm và phát hiện nguy cơ loét thấp hơn 45% đối với những người ăn nhiều chất xơ nhất, so với những người ăn ít chất xơ nhất.

PGS.TS Devika Kapuria, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, trường Y khoa Đại học Washington ở St. Louis, cho biết: "Thực phẩm có chất xơ sẽ bao phủ niêm mạc dạ dày và làm giảm tổn thương mà axit dạ dày gây ra cho niêm mạc dạ dày, do đó làm giảm sự hình thành loét hoặc ngăn ngừa sự hình thành loét".

Lựa chọn hàng đầu: Súp lơ xanh, cũng như các loại rau họ cải khác, rau lá xanh, quả mọng, yến mạch, ngũ cốc giàu chất xơ và bánh mì nguyên cám.

Khoai lang và thực phẩm giàu vitamin A

Khoai lang là một trong những nguồn cung cấp vitamin A dồi dào nhất và có đặc tính chống loét. Nghiên cứu trên của Đại học Harvard cũng phát hiện chế độ ăn nhiều vitamin A có liên quan đến nguy cơ loét thấp hơn 54%.

Lựa chọn hàng đầu: Bên cạnh khoai lang, các nguồn vitamin A tốt khác bao gồm cà rốt, bí, cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông đỏ, dưa lưới và xoài. Nhiều loại ngũ cốc ăn sáng, nước ép và các sản phẩm từ sữa được bổ sung vitamin A.

Sữa chua và các thực phẩm chứa lợi khuẩn

Probiotics, các vi sinh vật sống có trong sữa chua và các thực phẩm lên men khác, rất tốt cho đường ruột. Men vi sinh có thể giúp chống lại vi khuẩn H. pylori gây loét.

Lựa chọn hàng đầu: Ngoài sữa chua, hãy thử kefir, dưa cải muối chua, kombucha.

Nam việt quất và rau củ quả nhiều màu sắc

Có một số bằng chứng cho thấy quả mọng giàu flavonoid hoặc polyphenol có thể giúp chống lại bệnh loét dạ dày tá tràng. Flavonoid được gọi là chất bảo vệ dạ dày vì chúng làm tăng chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Flavonoid, đặc biệt là những chất có trong nước ép nam việt quất, làm chậm hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori.

Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên được công bố vào năm 2021 trên tạp chí Tiêu hóa và Gan mật (Mỹ), những người uống nước ép nam việt quất 2 lần/ngày trong 8 tuần đã giảm 20% tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori so với những người uống ít nước ép hơn hoặc dùng giả dược. Ngay cả những người uống nước ép một lần/ngày cũng thấy cải thiện.

Lựa chọn hàng đầu: Ngoài nam việt quất, hãy thử việt quất, mâm xôi đen, anh đào, nho đỏ, bắp cải đỏ và rau lá xanh.

Theo Mai Phương/Báo Pháp luật TPHCM

Tin liên quan

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son phẫu thuật thành công, bắt đầu vận động nhẹ, khẳng định sẽ sớm trở lại

18h chiều 6/1, sau khi đáp chuyến bay từ Thái Lan, Nguyễn Xuân Son được đưa về Trung tâm Chấn...

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng khả năng sinh sản?

Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát và điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản...

Người bị cao huyết áp nên nằm nghiêng bên nào?

Tư thế ngủ là một trong những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến tình trạng huyết áp của người...

Xuân Son đã vận động được bàn chân, ngón chân sau phẫu thuật

GS.TS.BS Trần Trung Dũng cho biết thời gian cuộc phẫu thuật kéo dài hơn mức bình thường. Tuy nhiên, ca...

Chấn thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu

Sau khi tiến hành kiểm tra chuyên sâu và hội chẩn, các chuyên gia xác định vết thương của Xuân...

Bí quyết đi chợ để mua thực phẩm tươi ngon nhất

Thời điểm, cách lựa chọn thực phẩm chẳng những quyết định hàm lượng dinh dưỡng món ăn mà còn đảm...

Ăn dầu tỏi, chuyện gì xảy ra?

Ăn dầu tỏi giúp đẹp da và chống nhiễm trùng.

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình