Phụ Nữ Sức Khỏe

Người tiểu đường có nên dùng chất tạo ngọt nhân tạo?

Chất tạo ngọt nhân tạo là lựa chọn thay thế đường phổ biến, nhưng liệu chúng có thực sự tốt cho sức khỏe?

Trong xu hướng ăn uống lành mạnh hiện nay, nhiều người đã thay thế đường bằng chất tạo ngọt nhân tạo với mong muốn giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, liệu chất tạo ngọt nhân tạo có thực sự tốt hơn đường không.


Mặc dù được quảng cáo là tốt cho sức khỏe, chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Ảnh: iStock.

Chất tạo ngọt nhân tạo ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Mặc dù được quảng cáo là tốt cho sức khỏe, chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn:

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm tăng viêm nhiễm, rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Tăng khả năng kháng insulin: Chất tạo ngọt nhân tạo cũng có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, khiến cơ thể bạn khó điều chỉnh lượng đường trong máu hơn. Chất tạo ngọt có thể phá vỡ sức khỏe đường ruột, gây viêm, hội chứng ruột kích thích (IBS) và các vấn đề tiêu hóa lâu dài khác. Thậm chí, nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và gây ra chứng đau đầu.

Tăng cân: Ngược với mong đợi, chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây tăng cân và béo phì. Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy cơ thể tích trữ mỡ.

Một số thực phẩm thay thế chất tạo ngọt

Thay vì phụ thuộc quá nhiều vào chất tạo ngọt nhân tạo, chúng ta nên áp dụng phương pháp cân bằng hơn:

Sử dụng chất tạo ngọt tự nhiên (mật ong, siro cây phong...) với lượng vừa phải.

Ăn nhiều thực phẩm nguyên chất, tự nhiên.

Chú ý đến cảm giác đói, tránh ăn quá nhiều.

Uống đủ nước.

Người tiểu đường có nên dùng chất tạo ngọt nhân tạo?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường nên hạn chế tối đa lượng đường, kể cả chất tạo ngọt nhân tạo. Nếu sử dụng, nên chọn loại từ thực vật như stevia hoặc đường quả la hán và chỉ nên dùng 1-2 khẩu phần mỗi ngày.

Chất tạo ngọt nhân tạo không phải là giải pháp hoàn hảo để thay thế đường. Nên ưu tiên chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng để bảo vệ sức khỏe.

Theo Phương Lê/Báo Pháp luật TPHCM

Tin liên quan

Bụi mịn nguy hiểm thế nào, đeo khẩu trang ngăn được không?

Đeo khẩu trang ngăn được bụi mịn không khi việc tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm không khí hàng...

Một buổi sáng ở ngoài đường Hà Nội gây hại tương đương 2 bao thuốc lá

Không khí Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ô nhiễm nặng, chuyên gia nhận định một buổi sáng ra...

Tiếng lục cục ở khớp gối có phải hiện tượng bất thường?

Nghe thấy tiếng lục cục ở khớp gối khi co duỗi, vận động là hiện tượng khá phổ biến. Tình...

5 bước cơ bản không thể bỏ qua khi sơ cứu người bị gãy xương

Sơ cứu gãy xương kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để phòng tránh các di chứng, thậm...

5 vị trí cơ thể dễ bị khí lạnh "tấn công"

Vào những ngày giá rét, nhiệt độ ngoài trời giảm sâu, một số vị trí quan trọng nhất trên cơ...

Căn bệnh nguy hiểm ẩn sau những bữa tiệc thịnh soạn

Bệnh viêm tụy cấp trước đây thường khởi phát từ giun sán, nay lại tăng mạnh do thói quen uống...

Nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày

Viêm dạ dày thường gây đầy hơi, chướng bụng hoặc đột ngột chán ăn. Nguyên nhân chính là vi khuẩn...

Tin mới nhất

6 điều cần làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim

10 giờ trước

Những dấu hiệu phổ biến giúp phát hiện đột quỵ

10 giờ trước

Nhập viện vì đại tiện ra máu, người phụ nữ bất ngờ khi biết lý do

10 giờ trước

5 thói quen ăn uống hàng ngày giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả

10 giờ trước

Cách thải độc gan để bảo vệ sức khỏe trước những buổi tiệc tùng cuối năm

10 giờ trước

Người tiểu đường có nên dùng chất tạo ngọt nhân tạo?

10 giờ trước

Người đau dạ dày có nên uống nước cam?

19 giờ trước

Dấu hiệu cho thấy bạn có trái tim khỏe mạnh

19 giờ trước

4 thực phẩm rất tốt cho người bị loét dạ dày

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình