Phụ Nữ Sức Khỏe

14 tác dụng của cây sâm đất xứng đáng được mệnh danh là 'thần dược'

Cây sâm đất là một loại cây mọc hoang dã, được tìm thấy ở nhiều tỉnh thành ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền núi. Đôi khi cây cũng được trồng để làm thức ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh. Vậy tác dụng của cây sâm đất là gì?

Cây sâm đất là gì?

Cây sâm đất thuộc họ rau sam (Portulacaceae). Ngoài ra, cây còn có tên gọi khác như: cây sâm rừng, địa sâm, sâm mùng tơi, sâm thảo, sâm thổ Cao Ly, giả nhân sâm…

Sâm đất có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ, du nhập sang Việt Nam vào khoảng những năm 1909. Cây này chủ yếu là mọc hoang, phát triển trong tự nhiên.

Cây sâm đất có thể sống thích nghi ở trên nhiều loại đất, môi trường sinh thái khác nhau từ độ cao ngang mực nước biển đến cao 2.200m. Cây có thể sống ở bờ ruộng hoang, xa-van hoặc cả sa mạc.

Đặc điểm của cây sâm đất

Là cây thân thảo, thân mọc đứng có thể cao tới 0,6m. Thân phân thành nhiều nhánh nhỏ ở dưới. Lá cây có hình trái xoan thuôn dài hoặc hình trứng ngược, mọc so le, phiến lá dày, hai mặt bóng và mép lá lượn sóng.

tac dung cua cay sam dat 1
Cây thân thảo, thân mọc đứng có thể cao tới 0,6m - Ảnh minh họa: Internet

Hoa cây sâm đất nhỏ, có màu hồng và xếp thành từng chùm thưa ở các nhánh và ngọn thân. Chùm hoa dài khoảng 30 cm. Quả sâm đất nhỏ, chín có màu đỏ hoặc xám tro. Hạt sâm đất dẹt, rất nhỏ và có màu đen nhánh. Rễ (củ) sâm tròn và có chiều dài khoảng 3cm.

Thành phần hóa học của sâm đất

Trong cây có nhiều hoạt chất pectin, còn rễ cây thì có các dẫn xuất phenolic. Theo đông y, sâm đất có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chữa ho, suy nhược cơ thể.

Cây sâm đất có mấy loại?

Cây sâm đất được chia làm 3 loại, mỗi loại lại có một tên gọi và đặc điểm khác nhau:

  • Thổ nhân sâm: tên khoa học là Talinum paniculatum
  • Sâm mồng tơi: tên khoa học là Talinum fruticosum.
  • Sâm nam: tên khoa học là Boerhavia diffusa L. Ngoài sâm nam nó còn có tên khác là sâm quý bà, thuộc họ Hoa phấn (Nyctaginaceae).

Thổ nhân sâm và sâm mồng tơi phổ biến và được dùng chữa bệnh với công dụng giống nhau. Còn sâm nam hiếm gặp và cũng ít dùng ở nước ta.

Cách sử dụng cây sâm đất

Bộ phận dùng làm thuốc, chế biến món ăn là rễ và lá.

Cây ra hoa vào tháng 6 - 7, có quả vào tháng 9 - 10. Lá được hái quanh năm, dùng tươi để làm rau ăn, củ sâm thường thu hoạch sau 3 năm trồng cây.

tac dung cua cay sam dat 2
Củ được đào về rồi rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con - Ảnh minh họa: Internet

Củ được đào về rồi rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, đem phơi hoặc sấy khô. Khi mới đào về rễ có màu hồng nhưng sau khi phơi khô và để lâu rễ chuyển thành màu xám đen.

Cây sâm đất có ăn được không?

Rễ và lá của cây sâm đất được coi là một loại rau rừng có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như nấu canh, xào tỏi, luộc, nấu canh, làm gỏi…

Thành phần dinh dưỡng của rễ, lá cây sâm đất rất cao. Vì vậy, ngoài tác dụng chữa bệnh, một tác dụng của cây sâm đất đã được biết đến như một nguồn cung cấp nhiều protein, canxi, chất béo, vitamin và những chất dinh dưỡng khác.

tac dung cua cay sam dat 3
Rễ và lá của cây sâm đất được coi là một loại rau rừng có thể chế biến thành nhiều món khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Trong 100g lá và rễ sâm đất có chứa:

  • Protein: 1,56g
  • Chất béo: 0,18g
  • Chất khô: 6,2g
  • Chất xơ thô: 0,66g
  • Vitamin: 11,6g
  • Đường: 0,44 g
  • Sắt: 28,4mg
  • Kẽm: 3,19mg
  • Canxi: 57,17mg
  • Tổng các axit amin: 1,33g

Đặc biệt, những món ăn được chế biến từ cây sâm đất có hương vị lạ, dễ tiêu hóa và rất ngon miệng.

Lợi ích của cây sâm đất

Tác dụng của cây sâm đất là gì? Theo Đông y, cây sâm đất có vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng vào 2 kinh tâm và phế nên nó có một số lợi ích sau:

tac dung cua cay sam dat 4
Cây sâm đất có vị ngọt mát, tính bình - Ảnh minh họa: Internet
  • Thanh nhiệt, giải độc, mát gan hiệu quả
  • Làm thuốc bổ, giảm mệt mỏi
  • Giảm viêm, giảm sưng đau, chữa trị các bệnh xương khớp
  • Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, táo bón, trĩ,
  • Trị ho, hen phế quản
  • Chữa trị sỏi thận, bàng quang
  • Chữa bất lực ở nam giới
  • Trị bệnh tiểu đường
  • Cải thiện tình trạng huyết áp và tim mạch

Món ăn bài thuốc từ cây sâm đất trị bệnh gì?

Để sử dụng cây sâm đất hiệu quả, chúng ta cần tìm hiểu một số bài thuốc được dùng trong Đông y của cây sâm đất.

1. Cây sâm đất trị bệnh tiểu đường

Lấy 75g sâm đất tươi hoặc 25g sâm đất khô, sau đó sắc lấy nước uống trong ngày. Uống liên tục trong 1 tháng, tác dụng của cây sâm đất đối với mức đường huyết trong máu sẽ dần rõ ràng, giúp ổn định bệnh.

2. Chữa tiểu tiện quá nhiều

tac dung cua cay sam dat 5
Sâm đất cũng có thể gây độc nếu sử dụng quá liều lượng - Ảnh minh họa: Internet

Dùng 60g sâm đất cùng 50g rễ cây kim anh, sắc với 550ml nước cho đến khi còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày, liên tục trong 5 ngày.

3. Trị táo bón

Lấy 30g lá sâm đất, 30g lá vông non, 20g rễ đinh lăng, 20g lá thiên lý non và 30g vừng đen đã rang nổ. Tất cả sơ chế sạch rồi nấu thành canh ăn hàng ngày cho đến khi hết táo bón.

4. Chữa kiết lỵ

Lấy 100g lá sâm đất, 100g cỏ sữa đun cùng với 400ml nước, cho đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Trường hợp kèm thêm biểu hiện đi ngoài nhiều lần có thể thêm 20g cỏ nhọ nồi vào thang thuốc trên.

5. Cây sâm đất trị sỏi thận

Sâm đất khô một lượng vừa đủ tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 10g hòa với 1 lít nước sôi, để nguội và uống như trà hằng ngày.

6.Cây sâm đất trị khớp

Ngâm 1kg sâm đất khô cùng với 4 lít rượu gạo trắng. Ngâm rượu sâm đất trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Uống 2 – 3 ly mỗi ngày sau bữa ăn sẽ giúp giảm đau nhức hiệu quả, đồng thời chức năng xương khớp được cải thiện đáng kể

7. Bổ huyết

tac dung cua cay sam dat 6
Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng loại cây này - Ảnh minh họa: Internet

Dùng 40 - 80g sâm đất độc vị, sắc lấy nước uống hàng ngày.

Hoặc kết hợp 20g sâm đất, 12g hoài sơn sao thơm, 12g thục địa, 12g liên nhục, 12g ý dĩ, 10g mạch môn sao thơm, 10g bạch truật sao, 10g đương quy, 8g ngưu tất, 6g táo nhân sao đen. Tất cả các vị đem sắc lấy nước uống trong ngày.

8. Cây sâm đất chữa ho

Cho 20g sâm đất, 20g thông thảo, 20g hà thủ ô trắng và 1 con gà nhỏ (khoảng 400g) đã làm sạch vào nồi hầm nhừ cho đến khi có màu trắng sữa. Sau đó hớt bớt phần mỡ nổi trên mặt rồi dùng cái và nước.

9. Giải độc gan

Lấy 10-25g sâm đất khô sắc lấy nước uống thay trà hoặc tán bột mịn uống cùng nước vừa thanh nhiệt, vừa giải khát cho mùa hè. Hoặc đơn giản hơn là lấy lá sâm đất nấu canh ăn trong bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng giải độc cho gan.

10. Chữa choáng váng, chóng mặt và mệt mỏi

Lấy 16g cả rễ và thân cây sâm đất đun cùng 250ml nước uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang trong 1 tuần, những triệu chứng trên sẽ không còn nữa.

11. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Lấy 12g sâm đất đun sôi với nước uống hàng ngày thay trà, không những hỗ trợ huyết áp ổn định mà còn điều hòa cholesterol trong máu.

12. Phục hồi sức khỏe sau mổ

Dùng 200g hoàng kỳ sắc lấy nước, rồi cho 300g sườn lợn đã sơ chế vào nước ninh mềm, sau đó cho thêm 200g sâm đất vào đun 5-10 phút nữa. Nêm nếm gia vị vừa miệng, ăn kèm với cơm. Một tuần có thể ăn 2-3 lần có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng

13. Trị mụn nhọt

Dùng hạt quả sâm đất ngâm vào nước sẽ tạo ra chất keo như thạch. Dùng đắp lên trên nốt mụn nhọt giúp giảm viêm, giảm sưng đau.

14. Trị ghẻ

Lấy rễ và lá cây sâm đất rửa sạch rồi đun lấy nước tắm để chữa các bệnh ngoài da và nhanh liền sẹo.

Lưu ý khi sử dụng cây sâm đất

Tuy có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, nhưng sâm đất cũng có thể gây độc nếu sử dụng quá liều lượng, với những biểu hiện ngộ độc như nôn mửa và ra nhiều mồ hôi.

Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng loại cây này vì chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tính an toàn khi dùng cho mẹ và thai nhi. Do đó, một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý trước khi sử dụng, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.

Có thể thấy, tác dụng của cây sâm đất và các bài thuốc trị bệnh từ loài cây này là vô cùng phong phú. Tuy nhiên, việc sử dụng phải hợp lý, đúng người, đúng bệnh, đúng liều lượng và nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất từ loại thảo dược này.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Rau càng cua có tác dụng gì tốt cho sức khỏe?

Rau càng cua là cái tên không quá xa lạ đối với nhiều người. Bởi nó thường mọc ở mương,...

Bạn đã biết gì về tác dụng chữa bệnh của cây cỏ máu?

Cây cỏ máu là tên gọi dân gian của loại cây kê huyết đằng do đặc trưng của loại cây...

Rau kinh giới là rau gì mà gia đình nào cũng yêu thích thêm vào bữa ăn?

Rau kinh giới là rau gì, chúng và tía tô có phải là một và công dụng như thế nào...

Bất ngờ trước vô vàn tác dụng của cây cỏ sữa mọc dại

Cỏ sữa là một loài cây dại, mọc hoang khắp các bãi cỏ, sân vườn, thậm chí cả những nơi...

Một số bài thuốc trị tiểu đường cực hay, nguyên liệu ít tốn kém mà hiệu quả bất ngờ

Dân gian lưu truyền một số bài thuốc trị tiểu đường từ thực phẩm, cây lá hàng hàng ngày. Các...

Thực phẩm giúp bạn ngủ ngon và những lưu ý trong điều trị bệnh mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng thường gặp, bệnh nhân thường đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và...

Loài cây mọc hoang ở bìa rừng nhưng lại rất tốt giúp chữa bệnh gút

Quốc Khánh được nghỉ 3 ngày, nhiều quý ông đã lên kế hoạch nhậu nhẹt với gia đình, bạn...

Tin mới nhất

Hướng dẫn cách giảm cân bằng mướp đắng tại nhà với chi phí rẻ bèo

6 giờ trước

Bỏ túi cách tái chế quần jean cũ thành váy cực đơn giản

6 giờ trước

'Người đẹp Tây Đô' Việt Trinh lên tiếng sau hành động 'ôm hôn con trai tuổi thiếu niên' ở nơi...

6 giờ trước

Đàm Thu Trang khoe ảnh bên trong biệt thự triệu đô, hé lộ cuộc sống viên mãn sau 5 năm...

6 giờ trước

Nghiên cứu mới: Bệnh nhân điều trị vô sinh có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn sau sinh

6 giờ trước

Từ Hy Viên 17 lần đi kiện chồng cũ, hé lộ bi kịch hôn nhân 10 năm làm dâu nhà...

7 giờ trước

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

1 ngày 5 giờ trước

Từng tăng gần 30kg trong thời gian mang thai, Phan Như Thảo và hành trình 8 năm kiên trì lấy...

1 ngày 5 giờ trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

1 ngày 5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình