Tiểu đường là căn bệnh diễn biến âm thầm nhưng là tiền đề gây ra nhiều biến chứng, về lâu dài sẽ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên tham khảo thêm một số bài thuốc trị tiểu đường trong dân gian để hỗ trợ điều trị căn bệnh này hiệu quả.
Món ăn trị tiểu đường
Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Vậy ăn gì trị tiểu đường? Đây là vấn đề nhiều người quan tâm. Bệnh nhân bị tiểu đường cần có chế độ ăn kiêng khem hợp lý. Bên cạnh việc xây dựng bữa ăn khoa học, bệnh nhân cần biết mình nên bổ sung thực phẩm trị tiểu đường như thế nào cho phù hợp. Dưới đây là những lưu ý trong việc dùng các món ăn trị tiểu đường cũng như chế độ ăn hàng ngày.
Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ...nên được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... để tránh tăng lượng dầu mỡ, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó, cần lưu ý, các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, do đó, người bệnh tiểu đường nếu dùng ăn các loại này thì cần giảm hoặc cắt cơm để đảm bảo lượng tinh bột trong cơ thể ở mức ổn định.
Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm (bỏ da, lọc bỏ mỡ). Cách chế biến cũng đơn giản, nên luộc, không nên xào chiên.
Nhóm chất béo, đường: Ưu tiên các thực phẩm có chất béo không bão hòa trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường gồm: Dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, dầu olive...
Nhóm rau: Trong thực đơn của người bệnh tiểu đường, nên bổ sung nhiều rau với các cách chế biến hấp, luộc, rau trộn (không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo).
Hoa quả: Bệnh nhân nên chọn lựa những loại hoa của có lượng đường thấp, tăng cường dùng tươi hay ép thành nước để uống. Không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, nước sốt để tránh làm tăng lượng đường trong máu.
Mẹo trị tiểu đường bằng các bài thuốc nam
Khổ qua rừng trị tiểu đường
Trị tiểu đường bằng thuốc nam là cách mà dân gian thường áp dụng. Khổ qua rừng là một trong những thực phẩm được xem là bài thuốc trị tiểu đường hiệu quả và được tin dùng rộng rãi.
Theo các kết quả nghiên cứu trên thế giới và cả y học cổ truyền Á Đông, khổ qua rừng có chất giúp tăng oxy hóa glucose, giúp ngăn chặn các tế bào hấp thu glucose. Đồng thời, nó ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose - nguyên nhân trực tiếp của chứng tiểu đường.
Ngoài ra, khổ qua rừng chứa nhiều chất có tác dụng sinh học tương đương với insulin. Khi hấp thụ vào cơ thể sẽ kích thích tăng tiết insulin nhiều hơn. Điều này rất tốt cho người mắc tiểu đường tuýp 2.
Không chỉ khổ qua rừng, khổ qua thông thường cũng có tác dụng như trên. Tuy nhiên, dược tính trong khổ qua rừng cao hơn nên được tin dùng nhiều hơn.
Có nhiều cách dùng khổ qua trị tiểu đường. Bạn có thể rửa sạch khổ qua, bỏ hạt và thái lát mỏng khổ qua rồi ăn sống trong bữa ăn hàng ngày. Bạn cũng có thể chế biến các món: Canh mướp đắng nhồi thịt, khổ qua xào trứng hay khổ qua luộc chấm mắm… Bên cạnh đó, ép hay xay khổ qua thành sinh tố và thưởng thức cũng là một lựa chọn tuyệt vời.
Uống trà khổ qua rừng chữa bệnh tiểu đường cũng là một trong những cách được nhiều người áp dụng. Thay vì uống nước trà xanh hay trà hoa cúc, trà gừng, bạn có thể uống trà khổ qua rừng (cả dây, lá, quả sấy khô). Cách này vừa đơn giản vừa thuận tiện, không mất thời gian chế biến, người bận rộn nên áp dụng.
Trị tiểu đường bằng đậu bắp
Đậu bắp (mướp tây, bắp chà) có tên khoa học là Hibiscus esculentus, thuộc họ Bông. Quả đậu bắp có hình dạng tương tự như quả mướp nhưng nhỏ hơn, hạt tròn, màu trắng.
Theo nghiên cứu dinh dưỡng, trong 100g quả đậu bắp có 660 UI vitamin A (13% nhu cầu hàng ngày), 0,2mg vitamin B1 (10%), vitamin C 21mg (35%), canxi 81mg(l0%), folacin 88mcg (44%), magiê 57mg (16%), thiamin 0,2mg (13%). Ngoài ra, đậu bắp còn giàu khoáng chất kali và mangan.
Khi nấu, đậu bắp ra nước nhầy, có tác dụng điều trị táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ, thanh nhiệt, giải độc. Không chỉ vậy, các nghiên cứu cho thấy, các thành phần dưỡng chất trong đậu bắp còn có tác dụng tốt trong việc ổn định đường huyết. Tuy nhiên, khi dùng bài thuốc trị tiểu đường bằng cây đậu bắp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Rau đắng đất trị tiểu đường
Rau đắng đất (rau đắng lá vòng) có tên khoa học là Glinus oppositifolius (L.) DC, thuộc hộ rau đắng đất Molluginaceae. Đây là loại cây thảo sống lâu năm, thân cành nhẵn, mọc bò lan. Lá rau đắng đất mọc vòng 2-5 lá không đều nhau, có khi 6 lá, hình mác hẹp, dài 2-2.5cm, có một gân chính. Hoa rau đắng đất có màu lục nhạt, cuống dài, có 2-5 cái ở nách lá.
Cây rau đắng đất mọc hoang trên đất cát ở bờ biển hay vùng ngập từng thời kỳ, ruộng ở độ cao dưới 100m. Ra hoa quả tháng 4-7, phân bố rộng khắp các tỉnh thành ở Việt Nam. Rau đắng đất được xem là vị thuốc quý trong nhiên nhiên nhờ sự lành tính và ích lợi tuyệt vời. Người ta lấy toàn thân cây rau đắng đất, rửa sạch, phơi khô rồi dùng làm thuốc.
Rau đắng đất có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiêu hóa, khai vị, kháng sinh, lợi tiểu và mát gan. Dân gian thường dùng rau này để hạ sốt, chữa bệnh về gan và chứng vàng da. Phần dịch lá cây được dùng để đắp bên ngoài, trị bệnh ngoài da và ghẻ ngứa. Ngoài ra, cây này còn được dùng để trị giun sán, điều trị các chứng tiêu chảy cũng như các chứng viêm đau nhức thông thường.
Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy rau đắng đất có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Theo đó, chỉ cần lấy rau đắng đất rửa sạch, phơi và sấy khô tán thành bột dập viên dùng uống thường xuyên để thu kết quả tốt trong điều trị đái tháo đường
Uống lá dứa trị tiểu đường
Lá dứa (cây lá nếp) rất gần gũi với mọi nhà, được dùng rộng rãi trong nấu ăn, chữa bệnh và làm đẹp. Dân gian thường dùng lá dứa giã nát hay xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt, trộn chung với gạo nếp, dùng để gói bánh chưng, tạo hương thơm hấp dẫn.
Theo Đông y, lá dứa dùng để chữa nhiều bệnh lý đau nhức xương khớp, bệnh gút, chữa ho, viêm phế quản và ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường tuýp 2.
Một số nghiên cứu đăng trên tạp chí Pharmacognosy của Thái Lan năm 2015 phát hiện, lá dứa hay chiết xuất lá dứa có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Đặc biệt, lá dứa không độc hại nên bệnh nhân tiểu đường có thể yên tâm sử dụng thường xuyên và lâu dài.
Ngoài ra, uống nước lá dứa giúp bạn xóa tan cảm giác ăn uống kém ngon. Mỗi ngày, đun sôi 10gr lá dứa chung với 3 ly nước đến khi còn lại 1 chén. Sau đó, chia nước lá dứa thành hai phần để uống vào buổi sáng và buổi tối để tăng cảm giác ngon miệng trong ăn uống.
Không những vậy, uống nước lá dứa cũng có thể chữa chứng chuột rút đường tiêu hóa, nhất là chuột rút dạ dày. Theo đó, đun sôi 3 chén nước, rồi cho thêm 4 lá dứa, 5 hạt bạch đậu khấu, 1 miếng gừng nhỏ (khoảng 1 ngón tay). Tiếp tục đun sôi ở nhiệt độ trung bình trong khoảng 10 phút. Rót trà ra ly và cho thêm 2 thìa đường cọ rồi uống.
Bạn cũng có thể giảm căng thẳng và lo âu bằng cách uống nước lá dứa. Mỗi ngày, hãy uống 2-3 ly trà lá dứa để tinh thần được thoải mái. Trà lá dứa giúp loại bỏ độc tố tích tụ ra khỏi cơ thể, trung hòa các độc tố. Việc uống nước lá dứa mỗi ngày còn tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng, giảm táo bón.
Đặc biệt, vừa tốt cho sức khỏe vừa lành tính nên lá dứa rất thích hợp trở thành bài thuốc cho trẻ em mắc các chứng cảm sốt. Hãy cho trẻ uống trà lá dứa mỗi ngày để cải thiện tình trạng trên.
Ngoài các cây thuốc trên, nhiều thông tin cho rằng cây u du trị tiểu đường, tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng một loại cây nào để điều trị bệnh tiểu đường.