Mẹo để đối phó với các tình huống căng thẳng
Bạn có thể không biết rằng căng thẳng sinh học là một khám phá khá gần đây. Mãi cho đến cuối những năm 1950, nhà nội tiết học Hans Selye lần đầu tiên xác định và ghi nhận sự căng thẳng.
Các triệu chứng căng thẳng đã có từ rất lâu, nhưng khám phá của ông đã dẫn đến nghiên cứu mới giúp hàng triệu người đối phó với căng thẳng. Sau đây 10 cách tốt để giải tỏa căng thẳng.
1. Nghe nhạc
Nếu bạn đang cảm thấy choáng ngợp trước một tình huống căng thẳng, hãy thử nghỉ ngơi và nghe nhạc. Nhạc có giai điệu nhẹ nhàng có tác động tích cực đến não và cơ thể, làm giảm huyết áp và giảm cortisol và hormone căng thẳng.
2. Nói chuyện với bạn bè
Khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy nghỉ ngơi và gọi cho một người bạn để nói chuyện với họ. Có những mối quan hệ tốt với bạn bè và người thân là điều quan trọng đối để có lối sống lành mạnh.
Chúng đặc biệt quan trọng khi bạn đang gặp nhiều căng thẳng. Những lời động viên, dù chỉ là vài lời, có thể khiến mọi thứ tốt đẹp hơn.
3. Tự nói chuyện với bản thân
Nếu không thể gọi cho 1 người bạn nào đó. Tự nói chuyện với bản thân để giữ bình tĩnh là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Đừng lo lắng về việc có vẻ như điên rồ - chỉ cần tự nói với bản thân tại sao bạn lại căng thẳng, bạn phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ trước mắt và quan trọng nhất là mọi thứ sẽ ổn thôi.
4. Ăn uống hợp lý
Mức độ căng thẳng và một chế độ ăn uống có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi bị choáng ngợp, chúng ta thường quên ăn uống đầy đủ và tiêu thụ các món ăn vặt có nhiều đường, chất béo cho tiện.
Cố gắng hạn chế đồ có nhiều đường và có kế hoạch ăn uống hợp lý. Trái cây, rau quả và cá luôn là lựa chọn tốt. Cá có hàm lượng axit béo omega-3 cao đã được chứng minh là có tác dụng giảm các triệu chứng căng thẳng.
5. Cười
Khi cười tiết ra endorphin giúp cải thiện tâm trạng và giảm hormone gây căng thẳng cortisol và adrenaline. Cười đánh lừa hệ thần kinh của bạn để làm cho bạn hạnh phúc.
6. Uống trà
Một liều lượng lớn caffein gây ra tăng huyết áp trong thời gian ngắn. Nó cũng có thể khiến trục dưới đồi-tuyến yên-thượng thận của bạn hoạt động quá mức.
Thay vì cà phê hoặc nước tăng lực, hãy thử trà xanh. Lượng caffein trong trà chỉ bằng 1/2 của cà phê và chứa chất chống oxy hóa lành mạnh và theanine - một axit amin có tác dụng làm dịu hệ thần kinh.
7. Chánh niệm
Hầu hết các mẹo được gợi ý ở trên chỉ các biện pháp nhất thời, những thay đổi lối sống sẽ hiệu quả hơn về lâu dài. Khái niệm ‘chánh niệm’ là một phần trong các phương pháp thiền định và tâm lý trị liệu đối với sức khỏe tâm thần và đã trở nên phổ biến gần đây.
Từ yoga và thái cực quyền đến thiền và Pilates, những bộ môn này kết hợp các bài tập thể chất và tinh thần để ngăn ngừa căng thẳng trở thành vấn đề. Hãy thử tham gia một lớp học.
8. Tập thể dục (ngay cả trong một phút)
Tập thể dục không có nghĩa là nâng cao sức mạnh tại phòng tập thể dục hoặc tập luyện cho một cuộc chạy marathon. Đi bộ một đoạn ngắn quanh văn phòng hoặc đơn giản là đứng dậy để vươn vai trong giờ giải lao tại nơi làm việc có thể giúp bạn giải tỏa ngay lập tức trong tình huống căng thẳng.
Giúp máu di chuyển endorphin và có thể cải thiện tâm trạng của bạn gần như ngay lập tức.
9. Ngủ
Ai cũng biết căng thẳng có thể khiến bạn mất ngủ và thiếu ngủ lại là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng. Vòng luẩn quẩn này khiến não và cơ thể không còn sức lực và trầm trọng hơn theo thời gian.
Đảm bảo ngủ đủ 7 đến 8 giờ theo khuyến nghị của bác sĩ. Tắt TV sớm hơn, tắt bớt đèn và cho bản thân thời gian thư giãn trước khi đi ngủ có thể là cách giảm căng thẳng.
10. Thở chậm
Lời khuyên “hít thở sâu” có thể đã cũ, nhưng rất hiệu quả khi gặp căng thẳng.
Để có một bài tập dễ dàng từ 3 đến 5 phút, hãy ngồi dậy khỏi ghế, đặt chân trên sàn và đặt tay trên đầu gối. Hít vào và thở ra chậm và sâu, tập trung vào phổi khi chúng giản ra hết cỡ trong lồng ngực.
Trong khi thở nông gây căng thẳng, hít thở sâu cung cấp oxy cho máu, giúp tập trung cơ thể và đầu óc minh mẫn.
Căng thẳng là một phần không mong muốn của cuộc sống. Quá nhiều căng thẳng không được điều trị có thể gây ra các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần nghiêm trọng.
Trong nhiều trường hợp, căng thẳng có thể kiểm soát được. Với sự kiên nhẫn và một vài chiến lược hữu ích, bạn có thể giảm bớt căng thẳng của mình, cho dù đó là căng thẳng gia đình hay căng thẳng tại nơi làm việc.
Theo Healthline