Phụ Nữ Sức Khỏe

Đau xương chậu khi mang thai: Sinh lý hay bệnh lý?

Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là vùng xương chậu. Các khớp xương dần trở nên lỏng lẻo, ít ổn định hơn. Một số chị em gặp phải hiện tượng đau xương chậu khi mang thai. Tình trạng này khiến chị em không thoải mái và hạn chế hoạt động mỗi ngày. Tuy nhiên, phần lớn mức độ cơn đau nằm ở mức trung bình, có thể kiểm soát được.

Đau xương chậu là triệu chứng gì?

Nếu xem cơ thể người là một ngôi nhà, thì xương chậu chính là nền móng của ngôi nhà ấy. Với diện tích cấu tạo lớn nhất trong hệ thống xương của cơ thể con người, xương chậu nối cột sống với xương đùi và trải đều trọng lượng cơ thể từ phần đỉnh đầu xuống thắt lưng, giữ vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ cơ thể.

Chức năng chính của xương chậu là chống đỡ trọng lượng của phần thân trên khi cơ thể ngồi và đứng, chạy nhảy và hoạt động phần dưới cơ thể, giúp cơ thể cân bằng và chịu được lực của các cơ vận động và tư thế mạnh.

dau xuong chau khi mang thai 6
Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu là một trong những triệu chứng thường hay gặp của các bà mẹ mang thai do cơ thể đang có những thay đổi đáng kể - Ảnh minh họa: Internet

Vùng xương chậu cũng chính là nơi sẽ phải gánh chịu nhiều áp lực của cơ thể, nhất là đau xương chậu khi mang thai tháng cuối thường khá nặng nề. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp các mẹ bắt đầu đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa trở đi, thường là khi thai sang tháng thứ 3 hoặc 4.

Đau xương chậu khi mang thai là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu, có thể đau lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi... mà không phải do nguyên nhân bệnh lý nào khác gây ra.

Nguyên nhân đau xương chậu khi mang thai?

Trong thời gian mang thai, cơ thể bà bầu sản xuất một loại hormone gọi là relaxin có tác dụng làm mềm dây chằng, giúp em bé vượt qua xương chậu khi chuyển dạ. Điều này đồng nghĩa các khớp trong khung chậu tự nhiên trở nên lỏng lẻo hơn. Đây là một quá trình sinh lý bình thường, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sau này.

Sự thay đổi hormone làm cho các khớp ở khung chậu mất ổn định, chuyển động không đồng đều. Thêm vào đó, thai nhi lớn dần trong tử cung cùng với sự thay đổi tư thế đi đứng càng tăng thêm áp lực lên khung chậu, gây ra đau xương chậu khi mang thai.

dau xuong chau khi mang thai 5
Các chuyên gia cho rằng đau xương chậu khi mang thai xảy ra khi cơ thể mẹ không thích nghi tốt với việc dây chằng trở nên lỏng lẻo - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, sự thay đổi hormone này chưa hẳn gây ra đau xương chậu khi mang thai. Phần lớn thai phụ không gặp tình trạng này do dây thần kinh và cơ bắp của mẹ bầu có thể thích ứng với những yêu cầu cần thiết khi thai nhi dần phát triển trong bụng.

Thông thường, những khó chịu diễn ra ở vùng xương chậu, lưng và hông… đều liên quan mật thiết tới vị trí, tư thế và cân nặng của thai nhi. Tuy nhiên, trong những 3 tháng đầu khi thai nhi còn chưa lớn, cơ thể của mẹ vẫn có thể gặp phải tình trạng đau vùng xương chậu do một mầm sống mới phát sinh bên trong.

Các chuyên gia cho rằng đau xương chậu khi mang thai xảy ra khi cơ thể mẹ không thích nghi tốt với việc dây chằng trở nên lỏng lẻo. Vào thai kỳ thứ nhất, sự thay đổi nội tiết tố estrogen có tác động trực tiếp vào những mô sụn sợi và những mô liên kết, đây cũng là nguyên nhân rõ nhất gây ra tình trạng đau nhức.

dau xuong chau khi mang thai 4
Đau xương chậu khi mang thai gây nhiều đau đớn cho mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet

Đồng thời sự thiếu hụt vitamin D và canxi từ chế độ dinh dưỡng, đặc biệt với những mẹ bị bệnh lý về xương cũng xuất hiện triệu chứng này. Ngoài ra, đau xương chậu có thể xuất hiện do:

  • Các khớp trong xương chậu của thai phụ di chuyển không đều.
  • Một khớp xương chậu không hoạt động tốt và gây đau nhức.
  • Vùng xương chậu đã bị đau hoặc mẹ đã đau khớp vùng chậu từ trước khi mang thai.
  • Thai phụ từng bị chấn thương vùng xương chậu trước đây.
  • Bà bầu có chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể) cao hoặc bị thừa cân trước khi mang thai.

Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau xương chậu khi mang thai gây nhiều đau đớn cho mẹ bầu, nhưng hoàn toàn không có hại cho thai nhi. Mức độ đau có thể từ đau nhẹ cho tới nghiêm trọng, nhưng có thể điều trị được ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ.

Ở một mức độ nhất định, cơn đau vùng xương chậu không gây nguy hiểm cho bà bầu mà chỉ làm cho các chị em cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên, các mẹ cần phải lưu ý, không chỉ dừng lại ở mức cơn đau nhức âm ỉ mà chuyển dần sang cơn co thắt mạnh, đồng thời kèm theo chảy máu vùng âm đạo thì cần phải gặp bác sĩ ngay. Đây rất có thể là dấu hiệu nguy cơ sảy thai sớm.

Biểu hiện đau xương chậu khi mang thai

Đau lưng, đau ở hậu môn xương chậu hoặc đau hông.

Cảm giác như bị đè nặng ở khu vực xương mu của bộ phận sinh dục.

Đau bên trong đùi hoặc đau giữa hai chân.

Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm và làm bà bầu không thể ngủ ngon. Thức dậy để đi vệ sinh vào giữa đêm có thể khiến bà bầu gặp nhiều đau đớn.

Đau khi cố gắng duỗi tay chân, đi bộ hoặc di chuyển lên xuống cầu thang, thậm chí trong những lúc cử động khi nằm trên giường.

Khó cử động hoặc có tiếng kêu khi vận động ở khu vực khung chậu.

Điều trị đau xương chậu khi mang thai

Đau xương chậu khi mang thai hoàn toàn có thể điều trị được. Mẹ bầu nên điều trị càng sớm càng tốt.

Các biện pháp điều trị đau xương chậu khi mang thai hiệu quả bao gồm: các bài tập vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, châm cứu, sử dụng đai hỗ trợ... Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp mẹ bầu đạt kết quả tốt hơn.

Cách giảm đau xương chậu khi mang thai

Tránh cử động mạnh hoặc đột ngột.

Nếu có thể, hãy nhờ người thân làm giúp công việc nhà.

Nếu mẹ đang nằm, hãy kéo giãn đầu gối càng xa càng tốt để chân ít bị đau.

Nếu mẹ đang ngồi, hãy thử gập lưng và ưỡn ngực ra trước khi duỗi tay hoặc di chuyển chân. Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi yên quá 30 phút mỗi lần.

Đứng cân bằng, dồn trọng lực đều lên cả hai chân. Khi leo cầu thang, từ từ leo từng bậc, chân khỏe hơn nhấc lên trước.

dau xuong chau khi mang thai 3
Sử dụng đai hỗ trợ khi bị đau xương chậu trong thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Tránh các hoạt động khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn hoặc đặt xương chậu ở vị trí không đều, chẳng hạn như ngồi chéo chân hoặc bế con một bên hông.

Cố ngủ theo tư thế nằm nghiêng và cong chân kèm theo một chiếc gối đặt giữa 2 chân. Hướng ngủ này cũng rất tốt cho thai nhi, đặc biệt là vào tam cá nguyệt thứ ba, giúp giảm nguy cơ thai lưu so với việc ngủ theo tư thế nằm ngửa.

Nghỉ ngơi thường xuyên hoặc ngồi xuống nghỉ khi thực hiện các hoạt động đứng lâu (ủi đồ). Tốt hơn hết, các công việc thường ngày nên thực hiện ở tư thế ngồi, ví dụ như thay mặc quần áo, ủi đồ...

dau xuong chau khi mang thai 2
Bà bầu nên ngủ nghiêng sang trái - Ảnh minh họa: Internet

Phương pháp ngồi trên quả banh hoặc quỳ gối sẽ giúp giảm trọng lượng của bé lên vùng chậu.

Tránh mang vác nặng, khom lưng, dựa hoặc xoay người để mang vác đồ vật ở một bên hông. Trong thời gian mang thai này, mẹ cần phải tránh xa những đôi giày cao gót, thay vào đó nên sử dụng những đôi giày đế bằng và thấp.

Các mẹ bầu cũng thường xuyên đi lại nhẹ nhàng, bơi hoặc tập thể dục mỗi khi đang trong thời kỳ mang thai để vận động cơ thể một cách từ từ, giúp kéo căng cơ lưng hoặc cơ bụng.

Nếu như đã thử phương pháp nằm nghỉ rồi mà vẫn chưa hết đau, thì các mẹ có thể chườm nóng lạnh lên trên vùng bị đau. Cách này vô cùng tốt, vừa an toàn lại còn dễ thực hiện với hầu hết tư thế.

dau xuong chau khi mang thai 1
Thường xuyên massage nhẹ nhàng hoặc châm cứu lên vùng đau sẽ giúp cho bà bầu được thoải mái nhanh chóng - Ảnh minh họa: Internet

Đau xương chậu khi mang thai là một trong những triệu chứng thường hay gặp của các mẹ bầu. Việc hiểu biết về tình trạng này cũng như cách làm giảm triệu chứng đau sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn trong suốt thai kỳ chín tháng mười ngày của mình.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Cánh báo: Nhân xơ tử cung và những hệ lụy đi kèm

Nhân xơ tử cung là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ. Một số biến chứng của nhân xơ...

Bà bầu uống rượu vang có nguy hiểm?

Bà bầu uống rượu vang có tốt không? Rượu vang có gây hại không? Có rất nhiều câu hỏi về...

Bà bầu kiêng gì khi đang mang thai để không gây hại mẹ và bé?

Khi mang thai, mẹ cần nắm những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe cũng như sự phát...

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh ngay từ trong bụng mẹ?

Trong thời gian mang thai, các bà bầu không chỉ quan tâm tới phát triển thể chất của thai nhi...

Viêm tuyến sữa: Nỗi khổ của chị em phụ nữ sau sinh

Viêm tuyến sữa sau sinh (hay còn gọi là viêm tuyến vú) là tình trạng mô vú của phụ nữ...

Cấp cứu thai phụ 33 tuần bị viêm ruột thừa, bác sĩ cảnh báo dấu hiệu mẹ bầu không nên...

Ở tuần thai thứ 33, sản phụ N cấp cứu trong tình trạng đau nửa bụng phải nhiều ngày và...

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ sau sinh. Vậy nguyên nhân do...

Tin mới nhất

Ăn gì để có một vòng eo thon gọn sau tuổi 40?

16 giờ trước

6 tác dụng phụ nguy hiểm của việc tiêu thụ thức ăn nhanh mỗi ngày!

16 giờ trước

7 biện pháp khắc phục chứng đầy hơi tại nhà

17 giờ trước

Tip giảm cân: 5 loại thức uống giúp tăng quá trình trao đổi chất!

17 giờ trước

6 loại đồ uống chống viêm tốt nhất

17 giờ trước

Triệu Lộ Tư gây tranh cãi khi trang điểm xấu, trình diễn kém chuyên nghiệp, thiếu hiểu biết

17 giờ trước

Triệu Lệ Dĩnh vượt Đường Yên đoạt cúp Kim Ưng, đứng đầu nhóm tiểu hoa 85 'không cần bàn cãi'

17 giờ trước

Huỳnh Hiểu Minh lần đầu lên tiếng sau loạt phát ngôn 'kém duyên' của bạn gái hotgirl

17 giờ trước

Địch Lệ Nhiệt Ba phản hồi về tin đồn 'bí mật sinh con nhưng chưa cưới' với Hoàng Cảnh Du

17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình