Phụ Nữ Sức Khỏe

Bị bóng đè thường xuyên có phải ‘bệnh tâm linh’ không?

Bị bóng đè thường xuyên gây lo lắng, bất an, mệt mỏi, ảnh hưởng tâm lý, về lâu dài… gây hại cho sức khỏe.

Bác sĩ ơi, đêm ngủ tôi thường xuyên bị bóng đè mặc dù ban ngày sinh hoạt bình thường, không lo lắng hay nghĩ quá nhiều về chuyện gì. Tôi đã để dao, kéo dưới đầu nằm; cành dâu tằm dưới nệm… nhưng không ăn thua. Mọi người nói có khi tôi mắc “bệnh tâm linh”, tôi phải làm sao? (nhungocquynh...@gmail.com)

Trả lời

Bị bóng đè là tình trạng mất kiểm soát cơ kết hợp với ảo giác trong thời gian ngắn, xảy ra ngay sau khi ngủ hoặc thức dậy. Hiện tượng này được gọi là chứng tê liệt khi ngủ, liên quan đến giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) trong khi ngủ.

Bóng đè liên quan đến trạng thái ý thức pha trộn giữa thức và giấc ngủ REM. Thực tế, trạng thái mất kiểm soát cơ và hình ảnh cơn mơ trong giấc ngủ REM có thể vẫn tồn tại ngay cả khi con người tỉnh táo.


Bị bóng đè không nguy hiểm tính mạng nhưng lâu dài ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống. (Ảnh minh họa)

Khi bị bóng đè, cơ thể sẽ bất động, cực kỳ mệt mỏi do cảm giác bị cái gì đó đè lên người dẫn đến sợ hãi, khó thở… Dù có cố gắng hết sức vẫn khó thoát khỏi cảm giác này.

Khi tỉnh lại, người bị bóng đè thường lo lắng, hoang mang, sợ hãi và mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi; có người bị lạnh toát chân tay…

Tình trạng khi ngủ bị bóng đè có liên quan nhiều đến tinh thần và trạng thái tâm lý. Có nhiều nguyên nhân khiến người ta bị bóng đè, song phần lớn là do cơ thể suy nhược.

Ngoài ra, có thể do nguyên nhân ngủ không đúng tư thế, ngủ không đủ giấc, căng thẳng thần kinh hoặc trầm cảm, cũng có trường hợp do di truyền.

Nếu bạn đã áp dụng nhiều cách dân gian như để cành dâu, vật nhọn (dao, kéo…) dưới đầu nằm nhưng tình hình không cải thiện, bạn thử làm theo một số cách sau:

- Thực hiện một lịch đi ngủ và thức dậy cố định mỗi ngày

- Trước khi đi ngủ ngâm hoặc massage chân với nước ấm (có pha thảo dược càng tốt).

- Không xem ti vi điện thoại trước khi ngủ chừng 1 tiếng.

- Không uống trà, cà phê hoặc sử dụng chất kích thích vào buổi tối.

- Phòng ngủ yên tĩnh, lựa chọn tư thế nằm bạn cảm thấy dễ chịu nhất…

Hãy thực hiện các biện pháp trên trong vòng 1 tháng, nếu không cải thiện bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được trợ giúp.

BS NGUYỄN THANH HẰNG

Theo G.Thanh/Báo Pháp luật TPHCM

Tin liên quan

Nấm da đầu có lây không?

Chồng tôi mới bị nấm da đầu. Việc sinh hoạt chung cùng một nhà có thể bị lây bệnh không...

Phân biệt ho gà và ho do bệnh hô hấp

Cả tuần nay con tôi bị ho rũ rượi, mặt tím tái nhưng không có tiếng rít. Xin hỏi đây...

Bị nấm lang ben, dùng thuốc gì?

Tôi đang bị lang ben, đã thử áp dụng nhiều cách chữa dân gian nhưng không khỏi. Xin hỏi tôi...

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Con tôi vừa khỏi bệnh thủy đậu. Xin hỏi căn bệnh này có để lại biến chứng lâu dài gì...

Làm sao để xóa vết bớt trên mặt trẻ?

Con gái tôi năm nay 2 tuổi, sinh ra có một vết bớt ở mặt. Gia đình tôi rất muốn...

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa là chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với triệu chứng điển hình bao...

Nguyên tắc 'sống còn' khi dị ứng thức ăn

Tôi có cơ địa nhạy cảm nên thường xuyên bị mẩn đỏ khi ăn hải sản. Xin hỏi nếu trường...

Tin mới nhất

Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường từ đêm nay (6/10/2024)

2 giờ trước

Cô giáo mầm non 'khoắng sạch' hơn 83,2 tỷ đồng của 24 người

2 giờ trước

Phẫu thuật khối bướu 'khổng lồ' cho nữ bệnh nhân

2 giờ trước

Người bệnh nặng, hiểm nghèo mong mỏi bỏ thủ tục chuyển tuyến

2 giờ trước

TP.HCM mời gọi đầu tư 6 dự án ngành y tế

2 giờ trước

Làm rõ trách nhiệm vụ trường không mua bảo hiểm y tế cho học sinh

3 giờ trước

Sở GD&ĐT TP.HCM lý giải việc giảm bài toán thực tế trong đề thi lớp 10

3 giờ trước

Kết quả xét nghiệm những người tiếp xúc với hổ, sư tử chết ở Long An

3 giờ trước

Sát hại mẹ và em gái để lấy tiền đặt cọc mua nhà

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình