Phụ Nữ Sức Khỏe

Viêm tuyến sữa: Nỗi khổ của chị em phụ nữ sau sinh

Viêm tuyến sữa sau sinh (hay còn gọi là viêm tuyến vú) là tình trạng mô vú của phụ nữ bị viêm và đau. Bệnh phổ biến ở phụ nữ đang cho con bú, thường xảy ra trong vòng 3 tháng đầu sau sinh. Viêm tuyến sữa phải làm sao là thắc mắc của nhiều chị em khi gặp tình trạng này.

Viêm tuyến sữa là gì?

viem tuyen sua 1
Bệnh viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh viêm tuyến vú (viêm tuyến sữa) là tình trạng viêm nhiễm tại một hay nhiều ống dẫn sữa, thường liên quan đến việc cho con bú. Bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Các nguyên nhân viêm tuyến sữa có thể là:

Bệnh nhân cho con bú sai kỹ thuật dẫn đến sữa bị mắc kẹt trong vú gây ra viêm nhiễm.

Ống dẫn sữa bị tắc làm cho sữa chảy ngược vào trong vú, từ đó dẫn viêm nhiễm.

Vi khuẩn từ mũi và miệng của trẻ thông qua những vết nứt ở núm vú hoặc qua tuyến sữa khi cho bú xâm nhập vào vú.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh là gì?

Phụ nữ đang cho con bú là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm tuyến sữa nhất. Thông thường, viêm tuyến sữa sẽ xảy ra trong vòng 06 đến 12 tuần đầu tiên sau khi sinh, cũng có thể xảy ra trong quá trình cho con bú. Các yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến sữa:

viem tuyen sua 2
Viêm tuyến sữa thường chỉ ảnh hưởng đến một bên vú - Ảnh minh họa: Internet
  • Thường xuyên cho con bú trong tuần đầu sau sinh.
  • Vú bị loét hoặc nứt.
  • Không thay đổi tư thế khi cho con bú khiến sữa không thể chảy ra hết được.
  • Có tiền sử mắc bệnh viêm tuyến vú trước đó.
  • Sử dụng áo ngực quá chật.
  • Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng kéo dài trong thời kỳ chăm con.
  • Mắc bệnh đái tháo đường.

Dấu hiệu viêm tuyến sữa là gì?

Viêm tuyến sữa thường chỉ ảnh hưởng đến một bên vú và các triệu chứng thường phát triển rất nhanh chóng. Các biểu hiện viêm tuyến sữa bao gồm:

  • Xuất hiện vùng đỏ, sưng trên vú, chạm vào có thể cảm thấy nóng và đau.
  • Xuất hiện khối u vú hoặc vùng cứng trên vú.
  • Cơn đau có thể liên tục hoặc chỉ có thể xảy ra khi cho con bú.
  • Tiết dịch núm vú, dịch tiết có thể có màu trắng hoặc có vệt máu.
  • Người mẹ cũng có thể gặp các triệu chứng khác giống như cúm như đau nhức cơ, sốt tăng thân nhiệt kèm ớn lạnh và mệt mỏi.
  • Áp xe: áp xe vú có thể là biến chứng của viêm tuyến vú.

Chẩn đoán bệnh viêm tuyến sữa

viem tuyen sua 3
Chú ý giữ vệ sinh khi cho con bú - Ảnh minh họa: Internet

Để chẩn đoán bệnh viêm tuyến vú, có thể sử dụng các biện pháp sau:

  • Dựa trên những triệu chứng và khám lâm sàng.
  • Xét nghiệm máu kiểm tra tuyến sữa hoặc lấy mẫu mô ở miệng trẻ để chẩn đoán.
  • Khi các dấu hiệu của bệnh không mất đi ngay khi sử dụng kháng sinh, có thể phải làm thêm sinh thiết (một thủ thuật lấy ra một mô nhỏ ở vú để xét nghiệm qua kính hiển vi) để chắc chắn không bị ung thư vú.

Viêm tuyến sữa và cách điều trị

Thuốc kháng sinh: để chữa trị viêm tuyến sữa, bệnh nhân thường được chỉ định thuốc kháng sinh trong 10 đến 14 ngày.

Thuốc giảm đau: ibuprofen và paracetamol được kê để làm giảm các cơn đau hoặc hạ sốt nếu có.

Nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng tuyến vú.

Hạn chế mặc quần áo bó sát, bao gồm cả áo lót cho đến khi các triệu chứng viêm tuyến sữa được cải thiện.

Nếu tình trạng mệt mỏi và sốt cao không giảm có thể là do xuất hiện áp xe (hình thành mủ) trong vú. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được phẫu thuật rút mủ ngay lập tức.

Viêm tuyến sữa có nên cho con bú hay không?

Nuôi con bằng sữa mẹ khi bị viêm vú, ngay cả khi bị nhiễm trùng, sẽ không gây hại cho em bé và có thể giúp cải thiện các triệu chứng của mẹ.

viem tuyen sua 4
Vắt sữa ra khỏi vú đúng cách có thể ngăn chặn vi khuẩn tập hợp trong vú - Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ nên cho con bú ở bên không bị viêm và cách lấy sữa ra khỏi bên vú bị viêm. Vắt sữa ra khỏi vú đúng cách có thể ngăn chặn vi khuẩn tập hợp trong vú và giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.

Một số cách chữa viêm tuyến sữa dân gian

Chữa viêm nhiễm tuyến sữa sau sinh bằng lá mít

Cách chữa trị này rất đơn giản, các bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng vài lá mít tươi. Sau đó, đem rửa sạch lá mít với nước lạnh rồi để ráo. Tiếp đến các bạn dùng chính những chiếc lá mít này đặt lên phần ngực sờ thấy cứng nhất. Khi đó mát xa phần bầu ngực một cách nhẹ nhàng.

Lưu ý không nên dùng lực tay quá mạnh mà chỉ ấn từ từ rồi ấn mạnh theo chiều từ trên xuống. Cách chữa trị này cần thực hiện liên tục trong vòng vài ngày đến khi thấy bầu sữa mềm, nước sữa chảy ra là được.

Chữa viêm tuyến sữa sau sinh bằng lá bắp cải

Chữa viêm nhiễm tuyến sữa sau sinh bằng lá bắp cải cũng rất đơn giản. Các bạn chỉ cần tách riêng từng lá bắp cải ra. Sau đó dùng dao cắt bỏ phần sống lá rồi rửa sạch. Sử dụng những chiếc lá này đem hơ qua lửa cho nóng rồi bọc lại trong khăn hoặc giấy mỏng.

Sau đó dùng khăn bọc lá bắp cải đắp lên bầu ngực và mát xa để bầu ngực hết cứng. Sữa được lưu thông hoàn toàn, ngực sẽ hết đau một cách nhanh chóng.

Chữa viêm tuyến sữa sau sinh bằng quả đu đủ non

Đối với cách chữa viêm tuyến sữa sau sinh bằng quả đu đủ non các mẹ chỉ cần dùng 1 quả. Sau đó sơ chế quả đu đủ thật sạch sẽ rồi thái lát mỏng. Dùng những lát đu đủ non này hơ qua lửa cho ấm. Sau đó dùng khăn hoặc giấy mỏng bọc lại rồi đắp lên ngực.

Trong quá trình đắp đu đủ chị em kết hợp thêm mát xa nhẹ nhàng để sữa mau lưu thông. Tuyến sữa sẽ không còn bị cứng gây đau nhức khó chịu nữa. Thay vào đó tuyến sữa sẽ mềm mại hơn, lượng sữa dễ dàng thoát ra ngoài hơn. Như vậy tình trạng viêm tuyến sữa sau sinh có thể được trị khỏi.

Trị viêm tắc tuyến sữa bằng lá đinh lăng

Lấy một nắm lá đinh lăng, cùng nửa nắm rau diếp cá đem rửa sạch rồi để ráo nước. Cho vào cối giã nhuyễn hai loại lá này với nhau. Nếu có máy xay sinh tố thì càng tốt.

Sau đó dùng khăn mỏng bọc lấy bã lá đắp trực tiếp lên bầu ngực khoảng 1 giờ đồng hồ rồi gỡ ra và vệ sinh ngực sạch bằng nước ấm là được.

Chế độ sinh hoạt khi bị bệnh

viem tuyen sua 5
Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ nên cho con bú ở bên không bị viêm - Ảnh minh họa: Internet

Để kiểm soát tình trạng bệnh có thể thông qua việc lưu ý vài điều sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
  • Chú ý giữ vệ sinh khi cho con bú. Tránh những tác nhân gây khô nứt da, luôn rửa tay sạch và giữ vệ sinh núm vú.
  • Uống nhiều nước, tránh để mất nước.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ ăn phù hợp khi đang cho con bú. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu bà mẹ kiệt sức.
  • Cho bú ở bên vú không viêm nhiễm và lấy hết sữa ra khỏi 2 vú theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phòng bệnh viêm tuyến sữa như thế nào?

viem tuyen sua 6
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để theo dõi diễn tiến bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Để phòng ngừa bệnh viêm tuyến sữa, chị em có thể kể đến một số biện pháp sau:

  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
  • Giữ vệ sinh khi cho con bú để hạn chế tác nhân gây khô nứt da.
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước để tránh mất nước.
  • Dùng miếng bảo vệ đầu vú trong trường hợp đầu vú bị nứt.

Qua bài viết trên, các chị em phụ nữ sau sinh có thể nắm được một số biểu hiện của viêm tuyến sữa để phát hiện bệnh kịp thời, điều trị đúng cách giúp hạn chế được những biến chứng của viêm tuyến sữa gây ra. Đồng thời, các bạn cần chú ý một số chế độ sinh hoạt riêng cũng như cách phòng tránh mắc bệnh viêm tuyến sữa.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Mẹ sau sinh nên và không nên ăn những loại cá gì?

Cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng nhiều người lại băn khoăn không biết phụ nữ sau sinh...

Đặt vòng tránh thai có đau không: Băn khoăn của hàng ngàn chị em phụ nữ đã có lời giải...

Chị em vừa mới kết hôn, vừa sinh con hay chưa sẵn sàng cho việc làm mẹ thì có thể...

Mách nhỏ chị em các món ăn giúp mẹ có nhiều sữa, con bú no nê

Sau khi sinh con, nếu chế độ ăn uống của mẹ không phù hợp sẽ làm các vết thương khó...

Ăn gì tốt cho bà bầu theo từng giai đoạn thai?

Thời gian mang thai là một quá trình rất quan trọng của nhiều chị em sau khi kết hôn. Để...

Trẻ biếng ăn phải làm sao: Trăn trở của hàng ngàn ông bố bà mẹ nay đã có lời giải

Việc chăm và sóc nuôi dưỡng một đứa trẻ thật tốt là việc cực kỳ vất vả đối với các...

Bà bầu ăn quả cóc có tốt không?

Quả cóc là một trong những loại trái cây yêu thích của các chị em phụ nữ, nhất là đối...

Trẻ sốt xuất huyết: Đây là giai đoạn nguy hiểm cha mẹ cần đặc biệt lưu ý

Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy, các...

Tin mới nhất

Nhan sắc của bà xã Lý Hải không có dấu hiệu tàn phai theo thời gian dù đã qua 4...

6 giờ trước

Học cách make up của Triệu Lệ Dĩnh, mặt tròn xoe bỗng thành V-line, nhan sắc ‘nâng tầm’ đáng kể

7 giờ trước

Nếu không muốn vóc dáng ngày một nở nang, vòng eo đầy ngấn mỡ sau kỳ nghỉ, chị em phải...

7 giờ trước

‘Hô biến’ lông mày thưa thớt thành dày rậm như điêu khắc nhờ những cách cực đơn giản, ai cũng...

7 giờ trước

3 bí kíp nâng cấp giúp serum có công dụng 'thần thánh' hơn, muốn da đẹp không tì vết nhất...

7 giờ trước

Trị tàn nhang hiệu quả chỉ bằng hai cách đơn giản này

7 giờ trước

Công thức tẩy tế bào chết từ 3 thành phần này giúp trị tận gốc mụn đầu đen, dưỡng da...

7 giờ trước

Hướng dẫn cách trang điểm tone tây sang trọng, quyến rũ 

7 giờ trước

Dương Tử được nữ phụ Quốc Sắc Phương Hoa khen ngợi có nhân cách vàng, giúp đỡ cô thực hiện...

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình