Phụ Nữ Sức Khỏe

Các triệu chứng cảnh báo viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em 5-15 tuổi, rất dễ lây lan kể cả khi không có triệu chứng.

Viêm họng liên cầu khuẩn thường gặp nhất ở trẻ em 5-15 tuổi. Ảnh: Shutterstock.

Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng nhiễm trùng ở cổ họng và amidan do vi khuẩn Streptococcus nhóm A (liên cầu khuẩn nhóm A) gây ra. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở cổ họng và amidan (hạch bạch huyết ở phía sau miệng). Tình trạng viêm này thường ảnh hưởng đến vùng xung quanh cổ họng, gây ra đau và viêm họng, amidan rất nặng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), có khoảng 1 trong 10 người lớn và 3 trong 10 trẻ em bị đau họng là do viêm họng liên cầu khuẩn.

Triệu chứng phổ biến

Theo Cleveland Clinic, các triệu chứng ban đầu của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm đau họng đột ngột. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt rất nhanh, với nhiệt độ cao nhất vào ngày thứ hai bị nhiễm trùng.

Các dấu hiệu khác của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:

  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Đau bụng
  • Buồn nôn và nôn

Một triệu chứng mà viêm họng liên cầu khuẩn thường không gây ra là ho. Nếu bạn bị ho và các triệu chứng cảm lạnh khác, có thể bạn bị nhiễm virus chứ không phải viêm họng liên cầu khuẩn. Ngoài ra, một số người bị viêm họng liên cầu khuẩn không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Khi bị viêm họng liên cầu khuẩn, cổ họng và amidan có thể xuất hiện màu đỏ, đau và sưng hoặc có các mảng trắng, đốm hoặc vệt mủ. Ngoài ra, người bệnh dễ phát triển các đốm nhỏ màu đỏ trên vòm miệng gọi là xuất huyết.

Tùy thuộc vào chủng vi khuẩn, bạn cũng có thể bị phát ban do viêm họng liên cầu khuẩn (sốt ban đỏ). Ban đầu, phát ban xuất hiện ở cổ và ngực, nhưng lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Vi khuẩn Streptococcus nhóm A cũng có thể lây nhiễm vào da và gây ra các vết loét. Khi điều này xảy ra, tình trạng nhiễm trùng được gọi là chốc lở.

 
Viêm họng liên cầu khuẩn có triệu chứng đặc trưng là đau và viêm họng, sưng amidan rất nặng. Ảnh: Raisingchildrennetwork.

Viêm họng liên cầu khuẩn lây lan thế nào?

Viêm họng liên cầu khuẩn rất dễ lây. Một số người bị nhiễm trùng không có triệu chứng hoặc trông có vẻ ốm. Nhưng ngay cả khi không có triệu chứng, bạn vẫn dễ dàng lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, những người biểu hiện triệu chứng hoặc có vẻ ốm có khả năng lây nhiễm cao hơn những người không có triệu chứng.

Vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn thường sống trong mũi và họng. Khi hắt hơi, ho hoặc nói chuyện, người bệnh lây nhiễm qua các giọt hô hấp. Những người khác có thể bị nhiễm trùng nếu họ:

  • Hít phải những giọt bắn
  • Chạm vào vật có chứa các giọt bắn rồi chạm vào mũi hoặc miệng
  • Chia sẻ đồ dùng cá nhân (chẳng hạn uống chung một ly nước).

Vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn sống trong các vết loét bị nhiễm trùng trên da. Những người khác bị nhiễm trùng nếu họ chạm vào vết loét của người bệnh hoặc tiếp xúc với chất lỏng từ vết loét.

Thời gian ủ bệnh viêm họng liên cầu khuẩn là 2-5 ngày. Bạn có thể lây nhiễm cho người khác trong thời gian này. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh, bạn sẽ không lây nhiễm sau 24-48 giờ đầu điều trị.

Viêm họng liên cầu khuẩn thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi đi học, từ 5 đến 15 tuổi. Nhưng bệnh cũng ảnh hưởng đến anh chị em ruột, cha mẹ, giáo viên và những người chăm sóc khác tiếp xúc trực tiếp với trẻ trong độ tuổi đi học.

Ngoài ra, những người sống trong môi trường nhóm là hộ gia đình, nhà trẻ, trường học, doanh trại quân đội có nguy cơ mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn cao hơn.

Quỳnh Anh (T/h)

Tin liên quan

Thói quen ăn uống tiết kiệm độc hại nhiều gia đình hay làm

Một số thói quen chế biến, bảo quản thực phẩm có thể giúp tiết kiệm chi phí nhưng tiềm ẩn...

Những dấu hiệu nhỏ báo hiệu bạn bị cảm cúm

Nếu bạn thức dậy với cơ thể rã rời, sốt đột ngột và cảm giác ngứa rát trong cổ họng,...

4 kiểu ăn sáng cực hại làm cholesterol tăng vọt

Việc lựa chọn đúng món ăn cho bữa sáng rất quan trọng để ổn định và giảm được lượng cholesterol...

Gánh hậu quả vì liều lĩnh đắp kiến ba khoang chữa ngứa

Người nhà nam thanh niên nghe họ hàng mách bảo đã bắt kiến ba khoang, chế thành bài thuốc dạng...

Bị ung thư phổi sống được bao lâu?

Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến, đứng hàng đầu về tỉ lệ mắc và tử vong trên toàn...

Bạn có thể mắc thủy đậu 2 lần?

Nếu từng mắc bệnh thủy đậu khi còn rất nhỏ - đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi, bạn có...

Nhiều người lớn mắc sởi nguy cơ biến chứng nặng

Liên tiếp điều trị cho nhiều ca mắc sởi biến chứng, các bác sĩ cảnh báo điều này cũng cho...

Tin mới nhất

Cẩm Ly lần đầu tiết lộ chuyện sang Mỹ phẫu thuật: Òa khóc trước khi lên bàn mổ, Minh Tuyết...

20 giờ trước

5 xu hướng quần jeans nữ cực xinh hot nhất hiện nay bạn không thể bỏ lỡ

20 giờ trước

Thêm 5 thứ này vào cốc nước ấm, uống hàng ngày giúp giảm cân, thải độc tố và bảo vệ...

20 giờ trước

Hoa hậu H'Hen Niê lên tiếng khi vướng tin đồn mang thai con đầu lòng

20 giờ trước

Á quân Solo cùng bolero 2024 nhập viện trước khi lên sân khấu cùng Quang Lê

20 giờ trước

Sao Việt gian nan chữa liệt dây thần kinh số 7

1 ngày 10 giờ trước

Người mới tập gym có nên thuê PT riêng không?

1 ngày 10 giờ trước

Thiên Ân và Kỳ Duyên nghỉ chơi, unfollow toàn diện trên MXH?

1 ngày 10 giờ trước

Nhai 1 miếng kẹo cao su có thể nuốt phải hàng nghìn vi nhựa

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình