Phụ Nữ Sức Khỏe

Cỏ linh lăng có tác dụng gì đối với sức khoẻ?

Cỏ linh lăng thường được ăn dưới dạng rau mầm, giàu giá trị dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn loại cỏ mầm này.

Cỏ linh lăng, có tên khoa học là Medicago sativa, là một loại cây họ đậu và được coi là thảo mộc. Người ta thường ăn cỏ linh lăng tươi ở dạng mầm, chúng có vị ngọt, đắng, mùi cỏ. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao mà mầm cỏ linh lăng được cho là có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ.

Cỏ linh lăng có lượng calo thấp và chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như:

- Đồng

- Folate

- Sắt

- Magie

- Mangan

- Vitamin B1

- Vitamin B2

- Vitamin C

- Vitamin K

- Các hợp chất hoạt tính sinh học, chẳng hạn như alkaloid, coumarin, flavonoid và phytoestrogen

Cỏ linh lăng là gì? Cỏ linh lăng có tác dụng gì đối với sức khoẻ?- Ảnh 1.

Hoa của cỏ đinh lăng có màu tím nhưng cũng có thể có màu vàng và trắng (Ảnh: ST)

Cỏ linh lăng là gì? Cỏ linh lăng có tác dụng gì đối với sức khoẻ?- Ảnh 2.

Cỏ linh lăng thường được sử dụng dưới dạng mầm hoặc hạt có thể pha trà (Ảnh: ST)

1. Cỏ linh lăng có tác dụng gì đối với sức khoẻ?

Cỏ linh lăng thường được coi là siêu thực phẩm vì những lợi ích nổi bật sau đối với sức khoẻ:

1.1. Giúp giảm cholesterol

Cỏ linh lăng chứa các hợp chất thực vật gọi là saponin giúp giảm sự hấp thu cholesterol trong ruột bằng cách giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.

Nhiều nghiên cứu trên động vật đã cho thấy tác dụng giảm cholesterol của cỏ linh lăng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu trên người.

Cỏ linh lăng là gì? Cỏ linh lăng có tác dụng gì đối với sức khoẻ?- Ảnh 3.

Cỏ linh lăng giúp giảm cholesterol nhờ chứa các hợp chất thực vật gọi là saponin (Ảnh: ST)

1.2. Tốt cho người bị tiểu đường

Thực phẩm giàu chất xơ như cỏ linh lăng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ glucose (đường) trong ruột. Do vậy, loại cỏ mầm này rất tốt cho người bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí Y học can thiệp và Khoa học ứng dụng đã đánh giá tác dụng của chiết xuất cỏ linh lăng đối với chuột mắc bệnh tiểu đường do hóa chất. Kết quả cho thấy, sau khi điều trị, nhóm mắc bệnh tiểu đường sử dụng chiết xuất cỏ linh lắng đã giảm lượng đường trong máu, cholesterol xấu, chất béo trung tính. Ngoài ra còn có sự gia tăng đáng kể về cholesterol tốt.

1.3. Giúp đông máu

Một khẩu phần cỏ linh lăng cung cấp khoảng 13% lượng vitamin K được khuyến nghị hàng ngày, rất cần thiết cho quá trình đông máu. Vitamin K và sắt thúc đẩy sản xuất tế bào máu, có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh thiếu máu, chảy máu cam và chảy máu nướu răng.

Cỏ linh lăng là gì? Cỏ linh lăng có tác dụng gì đối với sức khoẻ?- Ảnh 4.

Vitamin K trong cỏ linh lăng giúp làm đông máu và ngăn ngừa thiếu máu (Ảnh: ST)

1.4. Giảm rối loạn đường tiết niệu

Câu trả lời tiếp theo cho vấn đề "cỏ linh lăng có tác dụng gì?" đó là giảm rối loạn đường tiết niệu. Cỏ linh lăng được sử dụng như một loại thuốc thảo mộc giúp lợi tiểu tự nhiên, có thể hỗ trợ điều trị rối loạn đường tiết niệu, bao gồm cả sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

1.5. Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt hoặc mãn kinh

Cỏ linh lăng chứa một nhóm phân tử gọi là isoflavone. Đây là một loại phytoestrogen, một loại hormone có nguồn gốc thực vật, hoạt động giống như hormone estrogen. Do đó, một số người cho rằng cỏ linh lăng có thể là loại thảo mộc có thể làm giảm các chứng rối loạn kinh nguyệt như hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và mãn kinh.

1.6. Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Cỏ linh lăng rất giàu chất chống oxy hóa nên nó có thể giúp chống lại các tổn thương gốc tự do và từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường, bệnh Alzheimer và ung thư.

Cỏ linh lăng là gì? Cỏ linh lăng có tác dụng gì đối với sức khoẻ?- Ảnh 5.

Cỏ linh lăng rất giàu chất chống oxy hoá nên có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính (Ảnh: ST)

1.7. Lợi sữa

Cỏ linh lăng được coi là bài thuốc giúp kích thích tiết sữa từ thực vật, có nghĩa là nó có thể kích thích sản xuất sữa mẹ. Ở Ấn Độ, cỏ linh lăng là một trong những loại thuốc truyền thống phổ biến nhất được sử dụng làm thuốc kích thích tiết sữa cùng với hạt thìa là đen và cỏ cà ri.

1.8. Có tác dụng chống viêm

Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng cỏ linh lăng ngăn chặn việc sản xuất các hợp chất gây viêm được gọi là cytokine, có thể làm giảm đau và viêm liên quan đến viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn.

Trên thực tế, cỏ linh lăng là một trong những thành phần phổ biến được sử dụng trong các phương pháp điều trị viêm khớp bằng thảo dược.

2. Tác dụng phụ của cỏ linh lăng là gì?

Mầm cỏ linh lăng thường an toàn và bổ dưỡng nhưng có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Những tác dụng phụ này có thể phổ biến hoặc nghiêm trọng.

2.1. Tác dụng phụ thường gặp

Do hàm lượng chất xơ cao, tiêu thụ cỏ linh lăng thô có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, bao gồm:

- Đầy hơi

- Khó chịu ở bụng

- Bệnh tiêu chảy

Mối lo ngại lớn hơn và khá phổ biến là mầm cỏ linh lăng bị nhiễm mầm bệnh vi khuẩn như Salmonella hoặc E. coli. Các triệu chứng nhiễm khuẩn Salmonella và E. coli bao gồm: bệnh tiêu chảy, sốt, đau bụng.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyên một số người không nên ăn rau mầm sống, cụ thể là:

- Trẻ em dưới 5 tuổi

- Người lớn từ 65 tuổi trở lên

- Người mang thai

- Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như người được ghép tạng hoặc những người nhiễm HIV không được điều trị.

Cỏ linh lăng là gì? Cỏ linh lăng có tác dụng gì đối với sức khoẻ?- Ảnh 6.

Mầm cỏ linh lăng dễ bị nhiễm vi khuẩn như Salmonella hoặc E. coli nên cần cẩn trọng trong quá trình lựa chọn và chế biến (Ảnh: ST)

2.2. Tác dụng phụ nghiêm trọng

Do tác dụng estrogen của loại cỏ mầm này, những người mắc bệnh ung thư nhạy cảm với hormone như ung thư vú, tuyến tiền liệt, cổ tử cung hoặc tử cung hoặc những người đang mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng cỏ linh lăng.

Mầm cỏ linh lăng cũng chứa một loại axit amin gọi là L-canavaninecó thể gây viêm ở những người mắc một số bệnh tự miễn, đặc biệt là bệnh lupus. Do đó, ăn cỏ linh lăng hoặc dùng nó như một chất bổ sung có thể gây ra các triệu chứng bệnh lupus cấp tính.

Nếu bạn mắc bệnh tự miễn dịch, bao gồm bệnh đa xơ cứng hoặc viêm khớp dạng thấp thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngoài ra, cỏ linh lăng còn gây ra một số tác dụng phụ khác mà mọi người cũng nên lưu ý:

- Cỏ linh lăng chứa lượng vitamin K cao, có thể cản trở tác dụng của thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin.

- Cỏ linh lăng có thể làm tăng độ nhạy cảm của bạn với ánh sáng mặt trời. Khi dùng cùng với các loại thuốc khiến bạn nhạy cảm với ánh sáng, bạn có thể dễ bị cháy nắng, phát ban hoặc phồng rộp hơn.

3. Cách sử dụng cỏ linh lăng

Cỏ linh lăng có thể dễ dàng được thêm vào chế độ ăn uống của bạn theo nhiều cách khác nhau. Đối với những người thích hương vị thảo dược của rau mầm, bạn có thể mua cỏ mầm về trộn cùng các loại rau khác làm salad.

Bạn cũng có thể hái chồi non của cỏ để làm salad hoặc ăn như một món rau. Ngoài ra, bạn có thể tiêu thụ cỏ linh lăng như trà. Bạn có thể thêm hạt khô của loại cỏ này vào túi trà. Uống trà có lợi vì nó cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có thể bị mất đi.

Tuy nhiên, khi ăn cỏ linh lăng, đặc biệt khi ăn mầm sống thì bạn nên chọn mua ở những cửa hàng uy tín, rửa kỹ rau mầm để tránh ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm ký sinh trùng.

Lưu ý, cỏ linh lăng có thể tương tác với một số loại thảo mộc và chất bổ sung như: nha đam, mướp đắng, chất diệp lục, quế, crom, sắt, gai cây xương rồng, vitamin E. Do đó, khi sử dụng rau mầm này, bạn không nên kết hợp với những thảo mộc hoặc các chất đã được đề cập.

Tóm lại, mầm cỏ linh lăng có thể ngon và tốt cho sức khỏe, nhưng rau mầm này có nguy cơ tiềm ẩn đối với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người mang thai và bất kỳ ai có hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

tkts_tam

Tin liên quan

Giải rượu bằng nước chanh pha mật ong có khiến nồng độ cồn về 0 nhanh?

Nước chanh pha mật ong chứa nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa...

Không ngờ loại hạt thường được thu hoạch dịp cận Tết lại có tác dụng giảm đau khớp

Hạt mùi là loại hạt phổ biến có trong nhà bếp của nhiều gia đình những dịp cận Tết, vậy...

Tác dụng của hoa đu đủ đực ngâm mật ong với sức khoẻ

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong được nhiều người truyền tai nhau dùng để trị ho, vậy tác dụng...

Loại củ mọc hoang ở núi đá, chữa nhiều bệnh nhưng dễ gây ngộ độc

Củ bình vôi được xem là "khắc tinh" của bệnh mất ngủ. Tuy là vị thuốc nhiều công dụng nhưng...

Ngạc nhiên với hàng loạt công dụng chữa bệnh của củ sả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu nhiều bài thuốc từ giải cảm đến trị đau răng, thông tiểu,...

Trời rét đậm, ăn nhiều loại rau "hoàng đế" để trị cảm lạnh, bổ gan, làm món gì cũng ngon

Từ thời xa xưa, loại rau này đã được mệnh danh là món “rau Hoàng đế”, “vua của các loại...

3 công thức siro gừng dễ làm, tiện lợi và tốt cho sức khỏe

Vào mùa lạnh, mọi người nên làm sẵn một ít siro gừng để sử dụng rất tiện lợi và tốt...

Tin mới nhất

Giữ dáng tại nơi làm việc: 3 lời khuyên của chuyên gia để tránh tăng cân khi làm việc tại...

4 giờ trước

Xa Thi Mạn thừa nhận mình bị xúc phạm, xem thường, nhiều đêm dài đẫm nước mắt khi mới vào...

4 giờ trước

Những sao nam nhiều vợ nhất Vbiz: Công Lý và Kim Tử Long viên mãn sau 3 lần kết hôn,...

4 giờ trước

Hè nắng đổ lửa, không còn sợ lớp trang điểm ‘nhòe nhoẹt’ vì làn da nhiều dầu nhờ bí quyết...

17 giờ trước

Bí quyết 'đẹp bất chấp' mùa nắng với các tips siêu đơn giản

17 giờ trước

Nữ chính trong 'Lật mặt 7' của Lý Hải: Từng bị quỵt cát-xê nhưng vẫn đam mê diễn xuất, 70...

17 giờ trước

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

23 giờ trước

Giảm cân "siêu tốc": Nguy hiểm chực chờ!

23 giờ trước

Tưởng ngứa do nhiễm ký sinh trùng, ai ngờ bị bệnh phong

1 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình