Tác hại của ánh nắng với làn da
Theo Báo Sức khỏe đời sống, có 3 loại là UVA, UVB và UVC. Trong đó, tia UVC có khả năng gây ung thư rất cao. Nhưng nhờ tác dụng bảo vệ của tần ozon nên các tia UCV hầu như không thể "xuyên thấu" tới bề mặt trái đất và ít gây ảnh hưởng tới con người.
Hai loại tia còn lại UVA và UVB có thể làm tổn thương da. Tia UVB thay đổi cường độ theo từng thời điểm trong ngày, cao nhất là khoảng 10 – 14 giờ. Những tháng hè là thời gian UVB gây tổn thương da nhiều nhất, chiếm khoảng 70% số người tiếp xúc tia cực tím. UVB tác động trực tiếp lên lớp thượng bì (lớp ngoài cùng của da), gây các tổn thương tức thì như rám nắng, bỏng nắng.
Tia UVA còn có khả năng xuyên sâu vào da đến lớp bì, tác động lâu dài, tích lũy theo thời gian.
Như vậy, tia UVB gây ra hầu hết các tác hại ngắn hạn như bỏng nắng, biến đổi màu sắc da, rám da, đau rát da và ở những trường hợp nặng da có thể bị phồng rộp… Tiếp xúc quá nhiều tia UVB làm cho lớp ngoài cùng của da dầy hơn. Đây là cơ chế bảo vệ tự nhiên của da nhưng có thể gây tổn thương nhiều vì làm cho lớp thượng bì hấp thu và tán xạ tia UVB nhiều hơn.
Các nghiên cứu còn thấy tiếp xúc với tia cực tím và bỏng nắng trong thời thơ ấu được xem là có liên quan đến ung thư da sau này như u hắc tố, ung thư tế bào gai và ung thư tế bào đáy.
"3 đỏ, 2 xanh, 1 tím" chống lão hóa, tốt cho da
- Cà chua
Cà chua chứa nhiều lycopene - một chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ cơ thể trước ảnh hưởng của tia cực tím. Nghiên cứu của Đại học Heinrich Heine (Đức) cho thấy những người tiêu thụ một lượng nhỏ bột cà chua và dầu olive mỗi ngày trong suốt 10 tuần nhận được kết quả rất đáng mừng. Theo đó, nhóm này ít bị cháy nắng hơn 40% so với nhóm chỉ ăn dầu olive.
- Dưa hấu
Dưa hấu không chỉ cung cấp nhiều nước cho cơ thể mà còn chứa cả lycopene. Các nhà khoa học tại Pakistan và Malaysia phát hiện ra rằng 100 gram dưa hấu ruột đỏ có hàm lượng lycopene cao hơn gần 40% so với lượng lycopene có trong 100 gram cà chua.
- Ớt chuông đỏ
100 gram ớt chuông đỏ có thể cung cấp gần 43.000 microgam beta-carotene. Đây là một tiền chất của vitamin A có tác dụng giúp da giảm cháy nắng. Bổ sung beta-carotene tối thiểu 10 tuần để tăng hiệu quả bảo vệ da dưới các tác động của tia cực tím.
- Rau có màu xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Tổng hợp các nghiên cứu của nhóm nhà khoa học tại Đại học Tufts (Mỹ) chỉ ra rằng các loại rau có tlas màu xanh đậm chứa nhiều lutein và zeaxanthin. Các chất này có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự hình thành của các nếp nhăn, bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời.
- Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều pholyphenol và EGCG có tác dụng giảm các tổn thương trên da do tác động của UVA. Ngoài ra, các chất này cũng có tác dụng ngăn chặn quá trình suy giảm collagen. EGCG có thể thúc đẩy quá trình sữa chữa DHA, giúp da khỏe mạnh hơn.
Theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Oxidative Medicine and Cellular Longevity, những người uống khoảng 5 tách trà xanh/ngày, hàm lượng trà là 2,5 gram có nguy cơ mắc K da thấp hơn so với những người uống ít hoặc không uống trà.
- Nho
Nho là loại trái cây ngon ngọt, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, giúp bảo vệ da. Theo một thử nghiệm về lợi ích của nho do các nhà khoa học tại Đại học Alabama ở Birmingham (Anh) thực hiện, sử dụng nho có tác dụng chống lại tác hại của tia cực tím tốt hơn. Trong thử nghiệm này, 19 người trưởng thành khỏe mạnh được ăn một loại bột làm từ nho đông khô trong vòng 14 ngày. Các nhà nghiên cứu sẽ đo độ nhạy cảm của người tham gia trước và sau khi ăn nho. Kết quả cho thấy bột nho giúp da chống lại tia cực tím tốt hơn. Kết qua rsinh thiết da cũng cho thấy những người này có ít tế bào da chết và ít bị tổn thương DNA hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn các loại cá béo. Ví dụ, cá mòi chứa nhiều selen. Đây là một chất chống oxy hóa có tác dụng giảm tác hại của tia UVB đối với làn da. Các loại cá béo cũng chứa nhiều axit amin. Theo một nghiên cứu của Đại học Manchester (Mỹ), bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống có tác dụng giảm ức chế của hệ thống miễn dịch do ánh sáng mặt trời, từ đó giảm nguy cơ mắc K da.
Chế độ ăn uống Địa Trung Hải với nhiều cá, quả hạch, các loại hạt, dầu olive và rau giúp năng chặn sự phát triển của các khối u ác tính, K da do các tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời.
Nên làm gì để chống nắng trong ngày hè hiệu quả
Theo thạc sĩ - bác sĩ Tạ Quốc Hưng, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ trên báo Thanh Niên cho biết, ngoài thực phẩm, trang phục chống nắng nên là chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt, đủ dày để che chắn, tránh ánh nắng xuyên qua. Màu sắc sẫm như đen, nâu giúp che tia UV tốt hơn là vàng, trắng.
Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30, lựa chọn kem chống nắng phù hợp với làn da. Ví dụ, da dầu mụn thì nên lựa kem không chứa dầu, bôi kem cách 2 tiếng một lần để đảm bảo hiệu quả chống nắng.
Ngoài ra, theo bác sĩ Hưng, với trường hợp không thể thoa kem liên tục 2 giờ một lần, thì việc sử dụng viên uống chống nắng sẽ có tác dụng hỗ trợ chống nắng tốt. Đặc biệt trong trường hợp phải ra đường ở khung giờ 10 giờ đến 15 giờ, việc dùng viên uống chống nắng sẽ giúp bổ trợ các biện pháp còn lại.