Phụ Nữ Sức Khỏe

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

Cần tránh uống rượu trong khi đang uống một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, tiểu đường, huyết áp, giảm đau… vì nó sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số loại thuốc nếu bạn đang sử dụng thì cần tránh uống rượu.


Cần tránh uống rượu trong khi đang uống một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, tiểu đường, huyết áp, giảm đau… vì nó sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc biến chứng nguy hiểm. Ảnh: ITAKDALEE/GETTY IMAGES.

Thuốc chống trầm cảm và lo âu

Bạn cần tránh uống rượu khi đang uống thuốc này vì nó tương tác tiêu cực với rượu, đặc biệt là thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI), như Parnate (tranylcypromine) và Nardil (phenelzine). MAOI có thể khiến huyết áp tăng đột biến nguy hiểm khi kết hợp với tyramine, một loại axit amin có trong rượu vang đỏ và bia.

Kết hợp rượu với các loại thuốc này làm tăng nguy cơ quá liều. Bạn cũng có thể bị buồn ngủ, chóng mặt, suy giảm khả năng kiểm soát và khó thở, hành vi kỳ lạ và tổn thương tim hoặc gan. Một số loại thuốc này cũng có thể làm cho tác dụng của rượu trở nên cực đoan hơn.

Thuốc trị bệnh tiểu đường

Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Thuốc cảm lạnh hoặc dị ứng

Tránh uống rượu khi đang sử dụng thuốc này vì vậy việc dùng cả hai cùng nhau có thể khuếch đại các tác dụng phụ đó, gây suy giảm khả năng phán đoán và phối hợp và thời gian phản ứng chậm. Sự kết hợp giữa rượu và thuốc cảm lạnh hoặc dị ứng có thể khiến bạn có nguy cơ dùng thuốc quá liều cao hơn.

Thuốc huyết áp

Thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp có thể phản ứng xấu với rượu, gây chóng mặt và ngất xỉu, buồn ngủ quá mức, loạn nhịp tim hoặc các vấn đề về tim khác.

Thuốc hỗ trợ giấc ngủ

Những loại thuốc này không bao giờ được sử dụng khi bạn có rượu trong cơ thể. Thuốc hỗ trợ giấc ngủ và rượu đều có tác dụng an thần và có thể khuếch đại lẫn nhau. Tác dụng phụ của việc kết hợp rượu với thuốc hỗ trợ giấc ngủ có thể bao gồm khó thở, vấn đề về trí nhớ, hành vi kỳ lạ, chóng mặt và suy giảm khả năng kiểm soát vận động.

Thuốc giảm đau

Kết hợp rượu với bất kỳ loại thuốc giảm đau nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như co giật, quá liều và gây khó thở. Thậm chí có thể gây đau dạ dày, chảy máu, loét dạ dày và có thể gây tổn thương tim hoặc gan.

Thuốc chữa ợ nóng và buồn nôn

Tránh uống rượu khi đang uống loại thuốc này vì nó có thể gây ra nhịp tim nhanh và huyết áp thay đổi đột ngột. Nó cũng làm tăng nguy cơ quá liều và có thể làm cho tác dụng của rượu mạnh hơn.

Thuốc điều trị cholesterol

Kết hợp rượu với thuốc điều trị cholesterol có thể gây tổn thương gan, đỏ bừng, ngứa và chảy máu dạ dày.

Thuốc điều trị tuyến tiền liệt

Tránh uống rượu khi đang sử dụng loại thuốc này vì có thể gây chóng mặt và ngất xỉu.

Thuốc điều trị viêm khớp

Kết hợp thuốc điều trị viêm khớp với rượu có thể gây loét, tổn thương gan và chảy máu dạ dày.

Thuốc chống động kinh

Kết hợp rượu với thuốc điều trị co giật, bao gồm thuốc điều trị động kinh, có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, hành vi bất thường, thay đổi trạng thái sức khỏe tâm thần (bao gồm cả ý nghĩ tự tử) và tăng nguy cơ co giật nhiều hơn.

Thuốc điều trị nhiễm trùng (Thuốc kháng sinh, Thuốc chống nấm và Thuốc chống ký sinh trùng)

Bạn cần tránh uống rượu khi đang sử dụng bất kỳ loại nào trong số này vì có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, như tổn thương gan, đau dạ dày và nôn mửa, đỏ mặt, nhịp tim nhanh và huyết áp giảm đột ngột.

Theo Phương Lê/Báo Pháp luật TPHCM

Tin liên quan

3 lưu ý khi chọn kính râm để bảo vệ mắt

Kính râm bảo vệ mắt khỏi tác dụng tiêu cực của tia UV trong ngày nắng gắt. Song, vấn đề...

Cách đo huyết áp tại nhà

Theo dõi tại nhà là một cách quan trọng để xác nhận xem người bệnh có bị cao huyết áp...

Bé gái nổi ban toàn thân, không ngờ mắc bệnh hiếm

Bệnh nhi 10 tuổi được chẩn đoán mắc hội chứng Dress, một trong những tình trạng dị ứng thuốc nghiêm...

Người đàn ông bất ngờ phải đi cấp cứu sau buổi tập gym

Sau khi kết thúc quá trình tập luyện, người đang ông ở Vĩnh Phúc bắt đầu cảm thấy khó thở,...

5 nguyên nhân điển hình gây loét dạ dày

Loét dạ dày là vết loét xảy ra trên niêm mạc dạ dày hoặc ruột non, gây đau bụng nóng...

Dấu hiệu và nguyên nhân ban đầu của bệnh rối loạn nội tiết tố nữ, chị em cần hết sức...

Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng xảy ra thường xuyên, nhưng nếu để lâu và không điều...

Ăn các loại hạt giàu protein này để kiềm chế cơn đói và duy trì mức năng lượng

Ăn các loại hạt giàu protein như đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ cười... là cách tuyệt vời...

Tin mới nhất

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

1 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

1 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

1 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

1 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

5 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

5 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

5 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

5 giờ trước

Chạm mặt chồng và nhân tình trong khách sạn, tôi vỡ lẽ câu chuyện giấu kỹ 10 năm nay

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình