Tại vùng núi cao của huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có một loại quả đặc sản có tên rất lạ, ít người biết tới, đó là quả quyết rừng. Quyết rừng còn có tên gọi khác là quýt hoi, quýt hôi.

Cây quyết rừng mọc tự nhiên trong vườn đồi, người dân không cần trồng, không cần chăm sóc vẫn thu hoạch quả hàng năm. Mùa quyết rừng từ kéo dài tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau, gần với Tết Nguyên đán. 

Loại cây này dễ tính, dễ phát triển nhưng sau một thời gian dài không được ai để ý đất đai bị thoái hóa, bạc màu, chất lượng giống thấp, nên loại cây này bị thu hẹp dần diện tích. Vài năm gần đây, người dân Bá Thước đã phục tráng loại quả này và giúp cho họ có thêm thu nhập. 

 

Cây quyết rừng trước đây mọc dại trong rừng, ít ai ngó ngàng, chỉ có người dân địa phương hái về ăn chơi, vỏ chữa ho. Mấy năm gần đây thứ quả này được "hồi sinh", mang về thu nhập cho người dân

Đặc điểm nổi bật của giống quýt này là quả nhỏ, vỏ hơi sần sùi, có gai như vỏ ốc. Lúc chín trái ngả màu vàng cam, dễ bóc vỏ. 

"Quả quyết rừng chua hơn các loại quýt khác nhưng có vị rất riêng. Khi ăn sẽ cảm nhận vị đậm lưỡi, mát họng, thông mũi, sảng khoái. Ngoài phần ruột bên trong, phần vỏ của chúng có mùi thơm rất đặc trưng, người dân địa phương chúng tôi thường lấy vỏ làm gia vị tạo hương thơm khi nấu món canh ốc và một số món ăn khác", anh Chinh - một người dân ở Bá Tước chia sẻ. 

Phần vỏ của quyết rừng còn dùng để làm trà, siro quýt dùng trong gia đình, hoặc ngâm quả với mật ong trị ho. Trên chợ mạng có vài địa chỉ bán quả quyết rừng với giá từ 20.000-30.000 đồng/kg.

Vài năm trở lại đây, nhận thấy giá trị kinh tế của loại quả rừng này, nhiều người dân đã ươm mầm và nhân giống trồng thêm nhiều cây mới. 

Quả quyết rừng có vỏ dày, chua hơn quýt thường nhưng có hương vị riêng, đặc biệt phần vỏ rất thơm, vừa làm gia vị vừa làm dược liệu

"Ngày trước, cứ tới mùa thu hoạch, người dân thường hái quả mang ra chợ bán, giá trị không cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, loại quả này được nhiều người ưa chuộng, chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị nên cứ tới mùa, thương lái đến tận vườn thu mua, người trồng bớt vất vả, thu nhập lại ổn định", anh Chính nói thêm.

Theo anh Chính, người dân trồng quyết rừng chia làm 2 loại, trồng để lấy quả và lấy vỏ. Một số nơi chủ yếu trồng và phát triển tự nhiên (không bón phân) nên vỏ rất dày, nhiều tinh dầu, sẽ dùng để lấy vỏ làm trà. Một số chỗ khác trồng để bán quả làm đặc sản, vì thơm ngon nên loại quả này rất được ưa chuộng trên thị trường vào dịp Tết Nguyên đán.

Theo tìm hiểu, vỏ quyết rừng còn có rất nhiều tác dụng mà mọi người vẫn chưa biết tới. Trong đông y, vỏ quýt rừng còn gọi là trần bì, khi dùng làm thuốc thì tốt nhất là dùng ở dạng khô, càng để lâu càng tốt. Trần bì tính ấm, có tác dụng kiện vị (khỏe dạ dày), long đờm, trị ho, trị phong, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị.

Tin liên quan