Từ lâu nay, chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bằng ăn uống được coi là phương pháp cơ bản nhất, bởi người bệnh chỉ cần có chế độ ăn uống, kiêng khem và sinh hoạt phù hợp là lượng đường huyết sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ, chia đĩa thức ăn của mình thành hai phần. Một nửa để chứa các loại rau xanh, không tinh bột và nửa còn lại để chứa tinh bột cùng chất đạm.
Ngoài ra, trong mỗi loại thực phẩm lại mang đến một giá trị dinh dưỡng riêng nên bạn cần biết cách lựa chọn và tuân thủ nguyên tắc ăn uống, bạn sẽ là chuyên gia dinh dưỡng cho chính bản thân mình. Theo đó, để tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, bài viết sẽ giới thiệu một số món ăn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Rau xanh và trái cây
Rau xanh, trái cây là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa, hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.
Các loại trái cây chứa ít đường như cam, bưởi, chanh, táo... là món ăn cung cấp rất nhiều vitamin tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Đồng thời, nhóm trái cây này giúp cung cấp hàm lượng chất xơ hòa tan cao, làm chậm khả năng hấp thu đường sau khi ăn và mang đến hương vị thơm ngon cho người bệnh.
Bên cạnh đó, các loại rau củ có chứa hàm lượng chất carbohydrat và calo thấp như mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina,... là những loại thực phẩm lý tưởng dành cho người bệnh tiểu đường. Đối với các loại rau, bạn có thể chế biến tùy thích, có thể luộc, xào hoặc nấu canh đề rất ngon và bổ dưỡng.
Cháo bột sắn, ý dĩ
Cháo bột sắn được khuyên dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường týp II, tiêu chảy mạn tính, khát nước miệng họng khô. Do vậy, bạn chỉ cần ngâm nước 50g gạo tẻ 1 đêm vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho 30g bột sắn hòa với nước, cho vào cùng cháo la bạn đã có một món ăn rất tốt cho sức khỏe.
Còn ý dĩ, chỉ cần đem nấu cháo rồi ăn hành ngày, rất tốt cho các bệnh nhân đái tháo đường bị khát nước uống nhiều.
Giá đỗ xào
Món ăn đơn giản này thường dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt. Cách chế biến cũng rất đơn giản, bản chỉ cần chuẩn bị 500g giá đỗ xanh đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn. Nếu muốn bạn có thể cho thêm thịt nạc hoặc đậu phụ xào cùng giá đỗ.
Thịt heo xào hành tây
Thịt heo xào hành tây có công dụng ích thận, giảm đường huyết. thích hợp với người bị tiểu đường kèm theo chứng nóng ở vùng gan, thận, bàng quang. Với món ăn này, bạn chỉ cần xào 50 - 100g thịt heo với 100g hành tây, cho gia vị vừa đủ, ăn trong bữa ăn.
Cá diếc nướng tẩm trà
Bạn cần chuẩn bị 1 con cá diếc, bỏ ruột không róc vảy, dùng lá chè bánh tẻ tươi bọc kín cá, lấy giấy bản hoặc giấy bạc gói lại, lùi nướng chín trong than trấu hoặc than củi. Dùng rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
Canh lá sen cá trạch
Món ăn này thường dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát, uống nhiều hoặc dùng cho các trường hợp đái tháo nhạt trong bệnh lý nội tiết. Bạn cần chuẩn bị cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh và dùng ngay trong bữa ăn.
Nấm xào cải xanh
Đây là món ăn thích hợp với người bệnh tiểu đường kèm mỡ máu cao, cao huyết áp và bệnh động mạch vành. Cách làm cũng rất đơn giản, rửa sạch 100g nấm hương, cắt bỏ cuống, ngâm nước muối loãng. Sau đó, rửa sạch 300g cải xanh, xắt khúc rồi bỏ nấm vào xào trước, gần chín nấm thì cho rau cải vào, xào tiếp, nêm muối, bột ngọt vừa ăn.
Vịt hầm sa sâm ngọc trúc
Bạn cần chuẩn bị 1 con vịt, sa sâm 50g, ngọc trúc 50g. Vịt làm sạch, cho cùng sa sâm, ngọc trúc, thêm nước hầm chín, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp âm hư miệng khô khát nước, táo bón, bệnh đái tháo đường.
Canh trai rau hẹ
Dùng canh trai rau hẹ cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm, bệnh đái tháo đường. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị sò trai 150g, rau hẹ 60-120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn.