Phụ Nữ Sức Khỏe

10 tác dụng phụ có hại của trà xanh nếu không uống đúng cách

Uống trà xanh được xem là có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trà xanh cũng có nhiều tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách và uống không đúng thời điểm.

Trà xanh cung cấp một nguồn năng lượng tốt cho sức khỏe và là đồ uống phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống béo phì, giảm nguy cơ ung thư, chống lại chứng loãng xương, kiểm soát huyết áp cao, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh tim mạch…

ThS Dinh dưỡng Đặng Thị Hoàng Khuê – Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Trung ương Quảng Nam.

Theo ThS Dinh dưỡng Đặng Thị Hoàng Khuê – Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Trung ương Quảng Nam, trà xanh được coi là một trong những đồ uống an toàn và lành mạnh nhất để tiêu thụ. Tuy nhiên, vẫn có một số điều cần lưu ý khi uống trà xanh. Có một số tác dụng phụ, mặc dù nhiều trong số đó rất hiếm. Hầu hết các tác dụng phụ này ảnh hưởng đến những người nhạy cảm với caffeine hoặc tannin.

Phần lớn những người uống trà gặp rất ít tác dụng phụ khi uống trà. Đối với những người gặp phải tác dụng phụ, hãy luôn tiêu thụ ở mức độ vừa phải và tránh đồ uống nếu nhạy cảm với caffeine.

1. Những lợi ích sức khỏe của trà xanh

ThS Dinh dưỡng Đặng Thị Hoàng Khuê cho biết, có nhiều nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm cholesterol LDL và cải thiện lưu lượng máu trong mạch máu. Những lợi ích này phần lớn là do đặc tính chống viêm của trà xanh. Tiêu thụ trà xanh lâu dài cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt. Trà xanh giúp giảm cân bằng cách đẩy nhanh quá trình oxy hóa chất béo và là thực phẩm bổ sung giảm cân phổ biến.

Uống trà xanh cũng giúp loại bỏ các gốc tự do có thể gây ra stress oxy hóa. Tổn thương do oxy hóa có liên quan đến một loạt bệnh do giảm độ nhạy insulin, có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2 và nhiều loại tổn thương tế bào khác nhau.

Trà xanh có nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ nếu uống không đúng cách.

Các hợp chất hóa học chính trong trà xanh là epigallocatechin gallate (EGCG), l-theanine, kali, sắt, canxi và caffeine. Hàm lượng caffeine trong trà xanh là khoảng 35mg trong mỗi 220g, được coi là vừa phải. L - theanine có trong trà xanh chịu trách nhiệm cung cấp caffeine một cách trơn tru, ổn định mà không làm tăng lượng đường trong máu. Trà xanh chứa vitamin B cũng như tannin và acid folic.

2. Tác dụng phụ của trà xanh

Mặc dù uống trà hầu như được coi là an toàn cho người lớn nhưng vẫn có một số tác dụng phụ cần lưu ý. Hầu hết các tác dụng phụ của việc tiêu thụ trà xanh có thể tránh được bằng cách chỉ tiêu thụ một lượng vừa phải. Nhiều tác dụng phụ này chỉ xảy ra khi tiêu thụ với số lượng lớn.

Đối với hầu hết mọi người, việc tiêu thụ đủ lượng trà xanh cần thiết để gây ra những tác dụng phụ này sẽ là một thách thức. Tuy nhiên, một số người nhạy cảm với các thành phần trong trà xanh cũng nên tránh đồ uống này. Hợp chất chính trong trà xanh gây phản ứng ở những người nhạy cảm là caffeine. Điều quan trọng cần nhận ra là hầu hết các tác dụng phụ này có thể là do lượng caffeine nhẹ trong trà xanh. Nếu uống một tách cà phê mà không có những triệu chứng này sẽ không gặp phải tác dụng phụ tiêu cực khi uống trà xanh.

2.1 Vấn đề về tiêu hóa

Trà xanh có thể gây kích ứng dạ dày khi pha quá đặc hoặc uống khi bụng đói. Trà xanh có chứa tannin có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày. Acid dư thừa có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa bao gồm táo bón, trào ngược acid và buồn nôn. Pha trà xanh với nước quá nóng có thể làm trầm trọng thêm những tác dụng phụ này. Nên pha trà xanh với nước từ 72 – 82 độ C.

Trà xanh cũng có thể gây tiêu chảy khi tiêu thụ với số lượng lớn. Caffeine tạo ra tác dụng nhuận tràng vì nó kích thích cơ đại tràng co bóp và giải phóng thường xuyên hơn. Điều này dẫn đến việc phải đi vệ sinh thường xuyên hơn và có thể gây khó chịu cho dạ dày. Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích, hãy tránh uống trà xanh.

Để tránh những tác dụng phụ này, không nên uống trà xanh khi bụng đói. Thay vào đó, hãy tiêu thụ trà xanh sau mỗi bữa ăn. Nếu bị bệnh trào ngược acid, loét dạ dày, hãy tránh uống trà xanh vì có thể làm tăng acid.

2.2 Caffein có thể gây đau đầu

Nên tránh uống trà xanh mỗi ngày nếu bị đau đầu hàng ngày và nhạy cảm với caffeine.

Trà xanh có thể gây đau đầu ở một số người vì nó có chứa caffeine. Những người bị chứng đau nửa đầu thỉnh thoảng có thể uống trà xanh. Vì vậy nên tránh uống trà xanh mỗi ngày nếu bị đau đầu hàng ngày và nhạy cảm với caffeine.

2.3 Vấn đề về giấc ngủ

Trà xanh có chứa một hợp chất gây mất ngủ là caffeine. Trà xanh chỉ chứa một lượng nhỏ caffeine nhưng vẫn có thể gây khó ngủ cho những người nhạy cảm với caffeine. Điều này là do các hợp chất hóa học trong trà xanh ngăn cản việc giải phóng các hormone như melatonin, giúp hỗ trợ giấc ngủ. Do đó, những người nhạy cảm với caffeine nên uống trà xanh không muộn hơn 5 giờ trước khi đi ngủ.

Những người bị thiếu sắt nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn trà xanh. Chất tannin trong trà có thể liên kết với sắt và ngăn cơ thể bạn hấp thụ sắt, điều này có thể khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, những người tránh caffeine nên tránh trà xanh. Thay vào đó, hãy chọn các loại trà hoàn toàn không chứa caffeine, chẳng hạn như bạc hà và hoa cúc.

2.4. Cản trở hấp thu sắt

Trà xanh chứa chất chống oxy hóa cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể con người. Trong đường tiêu hóa, tannin có thể dễ dàng liên kết với sắt có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật, khiến nó không thể hấp thụ được.

Một phân tích tổng hợp cho thấy tác dụng phụ này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với những người bị thiếu máu hoặc các bệnh khác do thiếu sắt. Để tránh tác dụng phụ này, hãy thêm chanh vào trà. Vitamin C trong chanh thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt, chống lại tác dụng phụ này. Ngoài ra, có thể uống trà xanh một giờ trước hoặc sau bữa ăn. Điều này giúp cơ thể có thời gian để hấp thụ sắt mà không bị ức chế bởi tannin. Để phòng ngừa, hãy tránh uống trà xanh nếu bị thiếu máu.

2.5 Buồn nôn và nôn

Uống quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến buồn nôn và nôn, đó là vì trà xanh có chứa tannin liên quan đến buồn nôn và táo bón do cách protein liên kết trong ruột. Tránh uống nhiều hơn 4 tách trà xanh mỗi ngày nếu là người thích uống trà theo mùa. Nếu mới bắt đầu dùng trà xanh, hãy bắt đầu với 1 hoặc 2 tách mỗi ngày và theo dõi phản ứng. Chỉ tăng mức tiêu thụ nếu không gặp tác dụng phụ nào.

2.6 Chóng mặt và co giật

Chất caffeine trong trà xanh có thể khiến cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng khi tiêu thụ với lượng lớn. Caffeine làm giảm lưu lượng máu đến não và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến hiện tượng như say tàu xe. Trong một số hiếm trường hợp, uống trà xanh có thể dẫn đến co giật.

Trong một số trường hợp, uống trà xanh cũng có thể làm tăng chứng ù tai. Nếu bị ù tai, hãy tránh uống trà xanh. Luôn uống trà xanh với lượng vừa phải và tránh nhạy cảm với caffeine. Hầu hết các tác dụng phụ này rất hiếm và chỉ xảy ra khi tiêu thụ với số lượng quá mức hoặc ở những người nhạy cảm với thành phần trà xanh.

2.7 Rối loạn chảy máu

Trong một số ít trường hợp, trà xanh có thể gây rối loạn chảy máu. Các hợp chất trong trà xanh làm giảm nồng độ fibrinogen, một loại protein giúp đông máu. Trà xanh cũng ngăn ngừa quá trình oxy hóa acid béo, có thể làm loãng máu. Nếu bị rối loạn đông máu, hãy tránh uống trà xanh.

2.8 Tổn thương gan

Việc bổ sung trà xanh và tiêu thụ nhiều trà xanh có thể dẫn đến tổn thương gan. Điều này là do sự tích tụ caffeine có thể gây căng thẳng cho gan. Để tránh tác dụng phụ này, hãy tránh uống nhiều hơn 4 đến 5 tách trà xanh mỗi ngày.

2.9 Nhịp tim và huyết áp không đều

Trà xanh có thể gây nhịp tim không đều, tác dụng phụ này rất hiếm và cần nghiên cứu thêm để kiểm tra các hợp chất chính xác đằng sau việc tăng nhịp tim. Có nhiều nghiên cứu cho thấy uống trà có thể giúp giảm huyết áp, nhưng một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng trà xanh vẫn có thể ảnh hưởng đến huyết áp, trà xanh làm tăng huyết áp do có chứa caffeine, uống trà xanh có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc huyết áp bao gồm Corgard. Nếu bị bệnh tim, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn trước khi uống trà xanh.

2.10 Rủi ro khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em

Tannin, caffeine và catechin trong trà đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ khi mang thai. Trà xanh với số lượng nhỏ, không quá 2 tách mỗi ngày sẽ an toàn khi mang thai và cho con bú. Caffeine được truyền qua sữa mẹ sang trẻ sơ sinh, vì vậy hãy phối hợp theo dõi lượng tiêu thụ của mẹ bầu với bác sĩ. Tuy nhiên, uống hơn 2 cốc mỗi ngày có thể dẫn đến sảy thai và dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Khi mang bầu, đảm bảo duy trì lượng caffeine dưới 200mg mỗi ngày.

ThS Dinh dưỡng Đặng Thị Hoàng Khuê khuyên, mặc dù có một số tác dụng phụ cần lưu ý nhưng trà xanh được coi là an toàn khi sử dụng ở mức độ vừa phải. Hầu hết các tác dụng phụ tiêu cực này là do hàm lượng caffeine và chỉ xảy ra khi đồ uống được tiêu thụ với số lượng lớn. Tuân thủ liều lượng và tránh uống trà xanh nếu nhạy cảm với caffeine. Nếu mắc bất kỳ căn bệnh nào khiến gặp phải các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà xanh.

Bên cạnh đó, hãy uống trà xanh hoặc uống chiết xuất trà xanh với lượng vừa phải để thu được những lợi ích lành mạnh.

Theo Quang Nhân/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Tác dụng, tác hại của nước mắm

Nước mắm làm tăng hương vị món ăn, bổ sung vitamin, sắt nhưng lại chứa quá nhiều muối.

Lý do bạn không nên ăn sáng ở ngoài hàng

Ăn sáng ở bên ngoài tiện lợi, đa dạng lựa chọn nhưng bạn sẽ đối diện với nhiều nguy cơ...

6 lợi ích tuyệt vời khi bạn bỏ rượu

Kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư… là những lợi ích tuyệt vời khi...

9 lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của trà hoa cúc

Trà hoa cúc được tiêu thụ rộng rãi trên khắp thế giới và được biết đến với tác dụng làm...

Chế độ ăn Keto giảm cân có an toàn không?

Chế độ ăn Ketogen hay còn gọi Keto đã trở nên phổ biến trong vài năm qua, cực kỳ nghiêm...

3 loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người bệnh đái tháo đường

Mặc dù người bệnh đái tháo đường được khuyên cần kiểm soát lượng carbohydrate tiêu thụ nhưng không cần...

15 loại thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ

Điều trị bệnh trĩ không dễ dàng nhưng chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích bằng bổ...

Tin mới nhất

Cách chế biến canh củ sen hầm sườn non thơm ngon đãi cả nhà

14 giờ trước

Các món ăn từ bí đỏ vừa ngon lại dễ làm, ai cũng thích

14 giờ trước

Lợi ích không ngờ khi bạn uống 1 - 2 ly nước chanh mỗi ngày

20 giờ trước

Chiên xong đừng vội ăn ngay, làm thêm bước này món cá ngon gấp 10 lần

1 ngày 15 giờ trước

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt ăn là ghiền

1 ngày 15 giờ trước

Được mệnh danh là 'thuốc quý trị bệnh phụ nữ', phòng được cả đột quỵ: Loại cỏ mọc khắp Việt...

1 ngày 20 giờ trước

Loại củ được người Hàn, Nhật coi là 'báu vật' vì bổ như nhân sâm, ở Việt Nam lăn lóc,...

1 ngày 20 giờ trước

Làm bánh cookies dừa giòn tan thơm phức siêu dễ bằng nồi chiên không dầu

1 ngày 20 giờ trước

Cách làm cơm gà Hội An nhanh, dễ lại ngon vô cùng

2 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình