Nội dung bài viết
Tìm hiểu về đau gân gót chân và cách điều trị
Đau gân gót chân là hiện tượng đau nhức ở gót chân và thường xảy ra do phần gân nối các cơ bắp chân ở phía sau chân dưới với xương gót chân bị tổn thương do phải đi đứng hay làm việc quá sức.
1. Đau gân gót chân là bệnh gì?
Gân gót là một phần của chân. Nó cũng được xem là một bộ phận của cơ thể giúp kết nối cơ bắp chân với xương gót chân. Phần gân gót cho phép bạn đứng được trên các ngón chân và từ đó đẩy cơ thể tiến tới phía trước, hỗ trợ quá trình đi bộ hoặc chạy của bạn.
Gân gót chân được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động thường ngày, nhất là khi chúng ta chạy, nhảy hoặc đẩy ngón chân. Dù có cấu tạo phù hợp nhất để tham gia vào vận động của con người nhưng khi các hoạt động này diễn ra với tần suất và cường độ cao trong khoảng thời gian dài có thể khiến gân gót bị tổn thương và dẫn đến bị đau gân gót chân.
2. Hai vấn đề chính về đau gân gót chân thường gặp
Bệnh gân gót: Khi mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ thấy có xuất hiện những vết rách nhỏ ở mô trong và quanh gân. Nguồn gốc của những thương tổn này là do vận động quá mức. Bệnh đau gân gót chân cũng thường được gọi với một cái tên khác là viêm gân gót.
Rách gân gót: Bên viêm cạnh gân gót thì rách gân gót cũng là một dấu hiệu phổ biến của đau gân gót chân. Lúc này, người bệnh có thể bị rách một phần hoặc rách hoàn toàn.
Nếu gân gót chỉ rách một phần có thể gây ra các triệu chứng nhẹ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến người đau. Nhưng gân gót rách hoàn toàn thì sẽ gây đau, khiến phần chân bị mất lực, nhất là khi chuyển động đột ngột.
Các vấn đề về gân gót có thể xảy ra đột ngột, nhưng thường chúng là kết quả có thể nhìn thấy trước của nhiều vết rách nhỏ trong gân và xảy ra nhiều hơn theo thời gian.
Bệnh đau gân gót chân có hai vị trí đau thường gặp, một là đau phần phía dưới gót chân, hai là sưng đau gân gót chân.
Trường hợp thứ hai thường bắt nguồn từ tình trạng các gân gót chân - còn gọi là Achilles - bị chấn thương do đi đứng nhiều hay vận động quá mức dẫn đến tình trạng bị sưng đau và gây ra khó chịu cho người bệnh.
Vị trí gân gót Achilles được xác định là kéo dài từ cơ bụng chân đến bám vào sau xương gót bàn chân. Dù phần gân Achilles được cho là gân chắc khỏe nhất ở chi dưới, nhưng đây cũng là một bộ phận dễ bị ảnh hưởng, thậm chí là bị gây tổn thương nhiều trên cơ thể.
Hầu hết các trường hợp viêm gân gót chân ở mức độ nhẹ hay bình thường thì đều có thể được điều trị tại nhà và sẽ chóng khỏi. Tuy nhiên, hiện tượng đau gân gót chân nặng có thể dẫn đến rách hoặc vỡ gân rất nguy hiểm. Lúc này, người bị đau cần phải dùng thuốc giảm đau và tiến hành phẫu thuật để cải thiện triệu chứng bệnh.
Triệu chứng đau gân gót chân
Cơn đau liên quan đến chứng viêm gân gót chân thường bắt đầu với việc xuất hiện các dấu hiệu đau nhẹ ở phía sau chân hoặc trên gót chân sau mỗi lần chạy hay hoạt động mạnh.
Những cơn đau cũng thường xuất hiện với các đối tượng - người bệnh thường xuyên leo cầu thang, chạy đường dài hoặc thậm chí là chạy nước rút. Bên cạnh đó, chứng đau nhức còn lan rộng đến các khu vực khác quanh phần mắt cá chân. Ngoài ra, cơn đau cũng dễ dàng kéo theo triệu chứng sưng tấy, phù nề ở gót chân.
Những biểu hiện đau sẽ giảm dần sau khi bệnh nhân nghỉ ngơi, hạn chế vận động lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một số người lại thấy đau nhức dữ dội kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Lúc này thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để tiến hành thăm khám ngay lập tức. Bởi ngoài tình trạng viêm - đau gân gót chân, rất có thể bệnh nhân đã bị đứt hoặc rách gân gót chân mà không biết.
Nguyên nhân đau gân gót chân
Nguyên nhân của Viêm hay đau gân gót chân thường gây sưng, đau đớn và khó chịu cho người bệnh - thường do vận động quá mức hoặc vận động lặp đi lặp lại trong thể thao, làm việc hoặc các hoạt động khác.
Tình trạng nghiêm trọng hơn là rách gân gót thường xảy ra do vận động đột ngột và mạnh, gây tác động đến cơ bắp chân. Điều này dễ xảy ra hơn trong các bài luyện tập thể thao với cường độ cao hoặc thậm chí trong khi chạy nhảy đơn thuần.
Ngoài ra, bệnh đau gân gót chân cũng thường xuất hiện là do sự gia tăng đột ngột cả về số lượng lẫn cường độ hoạt động của thể chất. Nhất là khi tiến hành luyện tập vận động thể dục thể thao không thực hiện quá trình khởi động đúng cách.
Vai trò của việc làm nóng gân cơ khá quan trọng vì giúp hạn chế chứng đau nhức gót chân. Bên cạnh đó, hành động chạy trên các bề mặt phẳng cứng và thường xuyên phải thực hiện các động tác nhảy cao cũng tác động không nhỏ tới chứng đau gân gót chân.
Căn bệnh liên quan tới bộ phận quan trọng này của cơ thể cũng bắt nguồn từ thói quen đi giày cao gót thường xuyên hay đi giày quá chật của chị em phụ nữ. Việc đứng và di chuyển trên giày cao gót quá lâu làm gân cơ bị co chặt lại.
Một số yếu tố khác cũng có thể làm gia tăng nguy cơ viêm đau gân gót chân như kiểu bàn chân bẹt bẩm sinh; người vốn có bàn chân lõm và có mu bàn cao, những bệnh nhân có tiền sử về bệnh béo phì, bệnh đái tháo đường, viêm khớp…
Cách chữa đau gân gót chân
Cách điều trị viêm gân gót chân phải dựa trên trình tự các bước chẩn đoán, xác định bệnh rồi tùy vào tình trạng đau mà chọn phương pháp khắc phục, hạn chế cơn đau và tiến tới điều trị dứt điểm.
1. Những kỹ thuật y tế chẩn đoán các vấn đề đau gân gót chân
Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị đau gân gót chân, hãy đến cơ sở y tế để được các bác sĩ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng để xác định và xác nhận tình trạng này.
Một số xét nghiệm có thể được chuyên gia y tế thực hiện để làm rõ chẩn đoán hoặc chuẩn bị cho phẫu thuật chữa đau gân gót chân bao gồm:
Siêu âm: Quá trình này giúp kiểm tra xem có sự xuất hiện của các vết nứt hay có các dấu hiệu của bệnh gân hay không.
Chụp X-quang: Bước này giúp kiểm tra sâu hơn tình trạng xương gót chân.
Chụp MRI: giúp kiểm tra sâu phần gân để tìm ra các dấu hiệu của bệnh gân gót hoặc rách gân gót. Kỹ thuật MRI cũng được sử dụng để đánh giá tổng quát tình trạng xương gót chân.
2. Phương pháp giảm đau và điều trị đau gân gót chân
Sau đây là một số cách đơn giản giúp khắc phục hoặc giảm các triệu chứng do sưng đau gân gót chân gây ra. Từ đó làm tăng khả năng tự chống lại căn bệnh đau nhức này của cơ thể.
1. Dùng cách chườm đá để giảm đau nhanh chóng
Một trong những biện pháp hiệu quả mà đơn giản nhất, giúp giảm đau và hiện tượng tê sưng gân gót chân chính là chườm đá vào khu vực đau. Bằng cách này, bạn có thể giảm nhẹ hai biểu hiện chính liên quan đến bệnh đau gân gót chân.
Cách làm này còn có tác động tích cực vào tâm trạng người bệnh, khiến họ cảm thấy đỡ đau hơn và tăng cường thư giãn cho các vùng cơ bắp xung quanh.
Cách làm:
Trước tiên bạn cho vài viên đá bi nhỏ vào trong một chiếc khăn mỏng rồi dùng dây buộc lại một cách cẩn thận. Sau đó, chỉ cần lấy một túi nước đá đặt lên vị trí bị đau nhức trong vòng 10 đến 15 phút. Thực hiện thường xuyên quá trình này một vài lần một ngày cho đến khi cảm thấy bớt đau dần phần gân gót.
2. Sử dụng băng quấn đàn hồi (băng thun)
Người bị đau gân gót chân có thể dùng băng quấn đàn hồi để quấn hoặc nén quanh vùng chân bị đau. Hành động này có tác dụng làm thoải mái và thư giãn sâu cho các cơ bắp chân. Làm việc này thường xuyên cũng sẽ làm giảm việc sưng đau cũng như đẩy nhanh quá trình lành lại của vết thương.
Nên thực hiện việc quấn băng đàn hồi trong khoảng vài ngày hoặc cho đến khi người bệnh được được sự hỗ trợ tiếp theo của các bác sĩ trong để làm giảm tình trạng đau nhức. Một điều cần lưu ý là phải tránh việc sử dụng băng quấn quá chặt vì điều này sẽ làm cho máu khó lưu thông, gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho vùng đang bị đau.
3. Áp dụng những bài tập massage gót chân
Những bài tập massage vừa giúp cơ thể được thư giãn sâu vừa là một cách làm hiệu quả để điều trị chứng đau gân gót chân. Khi dùng tay xoa tròn nhẹ nhàng khu vực xung quanh gân gót chân sẽ giúp cho việc tăng cường lưu thông tuần hoàn máu ở đây. Điều này tác động lực lên các cơ bắp và giúp chúng được thư giãn.
Việc lặp lại việc massage một vài lần mỗi ngày cũng giúp giảm tình trạng sưng cũng như chứng cứng đơ khớp. Tốt nhất là duy trì cách làm này cho đến khi những cơn đau lắng dịu dần.
4. Châm cứu để giảm đau gân gót chân
Châm cứu một phần là một liệu trình giúp làm giảm tình trạng đau nhức gót chân tạm thời cho người bệnh. Quá trình này giúp tăng khối lượng lưu thông máu và độ bão hòa oxy từ các bộ phận khác của cơ thể cho gân gót chân Chúng cũng giúp làm giảm tình trạng đau và sưng gót chân.
Dù vậy, hoạt động châm cứu chỉ nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn tại các cơ sở đã được cấp phép hành nghề của Bộ Y Tế. Bạn lưu ý không được tử thử ở nhà, nhất là khi chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây hại.
5. Mang lót giày y khoa được bác sĩ chỉnh hình khuyên dùng
Dù bạn có đang bị chứng đau gân gót chân hành hạ hay không thì việc lựa chọn những loại giày dép tốt cho sức khỏe cũng là điều cần thiết.
Nhất là với người bị đau gót chân thì hành động chọn đế giày phù hợp với lòng bàn chân hoặc miếng lót giày y khoa với phần đế mềm còn giúp hỗ trợ nâng đỡ lõm chân, thả lỏng dần phần gót chân khỏi trọng lực của cơ thể.