Nội dung bài viết
Dấu hiệu trẻ bị chó dại cắn?
Trẻ bị chó cắn dù mức độ nông sâu, có máu chảy hay không chúng nhìn bằng mắt được nhưng không thể phát hiện có nhiễm virut dại không. Khi bị chó cắn nguy cơ này rất lớn.
Khi virus dại xâm nhập vào cơ thể sẽ phát triển ở lớp mô trong cùng dưới da( hay còn được gọi là lớp mô dưới da) hoặc từ cơ bắp đến các dây thần kinh ngoại biên. Có nghĩa là các dây thần kinh trong cơ thể nằm bên ngoài tủy sống hoặc não). Virus di chuyển dọc theo dây thần kinh đến tủy sống với não với tốc độ ước tính khoảng 12 - 24mm mỗi ngày.
Khi trẻ bị chó cắn có thể bị nhiễm Virus dại sẽ có những thay đổi về hành vi và dấu hiệu lâm sàng nếu virus xâm nhập đến não.
Trẻ bị chó dại cắn nếu không được tiêm phòng có thể bị phát dại sau 3 đến 6 tháng tùy vào vị trí bị cắn. Biểu hiện bệnh chó dại cắn khác nhau qua các thời kỳ:
Thời gian ủ bệnh: được tính từ khi bị chó dại cắn đến khi phát bệnh, thời kỳ này duy nhất để cứu sống người bệnh. Khi đó dấu hiệu bệnh chó dại cắn chỉ có duy nhất một vết cắn hoặc vết thương trên da bị nhiễm nước bọt của động vật chứa virus dại. Bệnh nhân bị chó dại cắn cần phải đi khám và tiêm phòng bệnh dại.
Thời kỳ tiền triệu: Đây là những dấu hiệu ban đầu trước khi bị phát bệnh dại. Người bệnh có những thay đổi về tính tình và hành vi. Cụ thể là những triệu chứng lo lắng, có cảm giác ngứa hoặc đau tại vị trí bị cắn. Ở giai đoạn này, người bệnh đã quên đi việc bị chó hay động vật dại cắn.
Thời kỳ phát bệnh dại sẽ có hai thể chính là: Thể viêm não và thể liệt.
Với thể viêm não: Ban đầu người bệnh có cảm giác dị cảm nơi bị cắn, cảm giác bồn chồn mất ngủ. Sau đó người bệnh xuất hiện trạng thái bị kích thích, sợ gió, sợ nước.
Bệnh có thể tiến triển đến mức không thể uống được nước, xuất hiện những cơn co thắt hầu họng khi uống nước hoặc khi thấy gió. Thậm chí người bệnh còn có thể nghe thấy tiếng gió thổi, nước chảy.
Một trong những triệu chứng bệnh chó dại cắn là bệnh nhân thường xuyên khạc nhổ do họ tăng tiết nước bọt nhưng không thể nuốt được.
Ngoài ra người bệnh chó dại cắn còn có đồng tử trong mắt bị giãn nên nhìn mắt bệnh nhân sáng long sòng sọc, xuất hiện cơn co thắt hầu họng tự nhiên, xuất tinh tự nhiên và tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.
Với thể liệt: Thể liệt thường gặp ở những bệnh nhân bị chó dại cắn đã tiêm phòng Vacxin nhưng tiêm khá muộn, lúc này Virus đã xâm nhập đến não để gây bệnh. Người bệnh có biểu hiện sợ nước, sợ gió.
Thời gian đầu, người bệnh thường bị đau nhiều ở vùng cột sống, sau đó bị liệt chi dưới, rối loạn vòng cơ rồi liệt chi trên. Những tổn thương này lan tới hành não có những biểu hiện liệt thần kinh sọ, ngừng thở, ngừng tim và tử vong.
Cách xử lý trẻ bị chó cắn
Cách xử lý đúng khi bị chó cắn
1. Sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn
- Khi trẻ bị chó cắn cần nhanh chóng đưa bé đến vòi nước chảy mạnh rồi nhẹ nhàng rửa vết thương bằng xà phòng (lưu ý không được rửa, chà xát vết thương quá mạnh), hoặc có thể dùng nước muối đậm đặc, dung dịch sát khuẩn như cồn... để rửa vết thương.
- Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.
- Trong trường hợp nếu vết thương sâu và trẻ bị ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.
- Với những vết cắn sâu, phải đợi 3 ngày sau mới được khâu vết thương. Ngay cả khi chó đã được tiêm phòng dại.
2. Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại
- Cần tiêm ngay vacxin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:
Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục... nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.
Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo... cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Nếu bị chó dại cắn nên đi tiêm phòng.
Khi bị chó cắn phải điều trị dự phòng bằng cách tiêm vắc-xin phòng dại.
- Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:
Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.
Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, mẹ không cần phải đưa bé đi tiêm phòng dại nữa.
Nếu đưa trẻ đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các bậc phụ huynh phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.
Những cách xử lý sai lầm khi bị chó cắn
- Không tiêm phòng
Tiêm phòng là cách tốt nhất để đối phó với bệnh dại, tuy nhiên, nhiều người chủ quan không tiêm, dẫn đến những hậu quả xấu. Nguyên nhân tử vong do bệnh dại được thống kê là hầu hết các nạn nhân đều chủ quan bỏ qua việc phòng bệnh.
Việt Nam đã có vắc xin phòng bệnh dại khi bị chó mèo dại cắn, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc do thiếu hiểu biết trong phòng ngừa, không xử lý và điều trị kịp thời, đúng cách sau khi bị chó dại cắn.
2. Nhờ thầy lang kiểm tra vi-rút dại
Hiện nay, do thiếu hiểu biết nên một số người tin có suy nghĩ lệch lạc là bị chó dại cắn mà đi tiêm phòng thì dễ bị si ngốc. Vì thế, họ đã tìm đến thầy lang để lấy thuốc nam về uống. Và đã có nhiều gia đình phải đau đớn bất lực trước cơn phát dại của người thân sau một thời gian "chạy theo" thầy lang để chữa trị.
Vết thương vốn dĩ không thể nói lên được con chó có mang bệnh hay không. Việc nhờ thầy lang kiểm tra là vô cùng sai lầm. Do đó, an toàn nhất là đến kiểm tra tiêm phòng ở Trung tâm Y tế dự phòng hoặc trạm y tế địa phương.
3. Chủ quan vì chó nhà
Bệnh dại không chừa bất kì con chó nào, dù đó là chó nhà nuôi. Khi chúng đã mang vi-rút dại, vết cắn sẽ truyền bệnh và khiến người bị cắn tử vong nếu không được tiêm phòng kịp thời.
Trẻ bị chó cắn cần lưu ý ăn uống và chăm sóc như thế nào
- Tránh xa tất cả thức uống có cồn như thuốc lá, rượu bia, cà phê...Tăng cường chế độ dinh dưỡng hợp lý không cần phải kiêng khem.
- Không sử dụng thuốc bôi, các loại thuốc nam. lá đắp lên vết thương khi chưa có chỉ định của các bác sĩ trước khi dùng
Lưu ý các bậc phụ huynh nuôi chó khi trong nhà có trẻ nhỏ
- Phải xích chó hoặc nhốt vào chuồng cẩn thận, tốt nhất nên có rọ mõm.
- Phải luôn để mắt đến các bé ngay cả khi chó đã đươc xích.
- Nếu chẳng may trẻ bị chó cắn, phải xử lý như các bước phía dưới, tuyệt đối không vì tức giận quá mà đánh chết con chó.