Nội dung bài viết
Bé bị viêm họng cấp là tình trạng nhiều trẻ sơ sinh thường xuyên gặp phải nhưng lại khiến các bà mẹ lo sốt vó vì con quấy khóc, biếng ăn và sốt cao. Các mẹ đừng lo, luôn có những cách xử lý mà nếu áp dụng kịp thời các bé sẽ không gặp nguy hiểm và nhanh chóng khỏe mạnh.
Viêm họng cấp là gì?
Viêm họng cấp là tình trạng viêm ở họng nên thường gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn ở vùng cổ họng. Đây là một căn bệnh khá phổ biến thường do nhiễm virus nhất là trong những giai đoạn thời tiết chuyển mùa.
Phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh sẽ khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên với những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em và người lớn tuổi thì phải chăm sóc cẩn thận hơn để tránh những diễn biến phức tạp gây nên những biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản…
Triệu chứng khi bé bị viêm họng cấp
Biểu hiện của bé bị viêm họng cấp ban đầu là những triệu chứng như bé quấy khóc, đau cổ họng và không chịu ăn uống. Sau đó, những bé bị viêm họng cấp sẽ có những triệu chứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi và liên tục ho.
Nếu là trẻ sơ sinh còn bú mẹ thì bé có thể sẽ bú ít, bỏ ăn và thường quấy khóc về đêm, thậm chí có thể nôn ngay sau khi ăn. Cùng với đó, bé còn đột ngột sốt cao khoảng 39-40 độ C kèm theo tình trạng nổi hạch ở hai bên quai hàm và cổ.
Nhiều bà mẹ thường hay thắc mắc trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày khi thấy các con có dấu hiệu sốt kéo dài. Thông thường, bệnh viêm họng cấp sẽ diễn biến trong vòng 3-4 ngày và lui bệnh trong khoảng thời gian 7-10 ngày. Vì thế các bé sẽ có dấu hiệu sốt trong thời gian đó.
Với nhiều bé bị viêm họng cấp, các mẹ có thể còn thấy cả tình trạng con nôn và đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày Nặng hơn, nhiều bé sẽ ho nhiều, thở gấp và có thể bị co giật nên trong những trường hợp này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị.
Nguyên nhân bé bị viêm họng cấp
Trẻ em là một đối tượng có sức đề kháng yếu nên có rất nhiều nguyên nhân có thể tác động và gây ra tình trạng viêm họng cấp với các bé. Các nguyên nhân này được chia theo hai nhóm chính là yếu tố môi trường và các loại vi khuẩn, nấm, virus.
Yếu tố môi trường
Thời tiết thay đổi đột ngột trong giai đoạn chuyển mùa hay khó bụi, khói thuốc trong không khí là những nguyên nhân phổ biến từ môi trường có thể khiến bé bị viêm họng cấp.
Ngoài ra, kể cả những tác động bình thường như thay đổi chế độ ăn dặm, vừa mới cai sữa hoặc giai đoạn đầu mới đi nhà trẻ cũng khiến bé mắc bệnh. Nguyên nhân là vì trong giai đoạn này, cơ thể non nớt của bé chưa kịp thích nghi với những tác nhân xa lạ của môi trường.
Vi khuẩn, virus và nấm
Đó là những loại vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn…, virus cúm, sởi, Adenovirus…và nấm như Candida. Trong môi trường đông người, các loại vi khuẩn, virus gây bệnh này có thể dễ dàng lan truyền qua đường không khí khi bé tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc môi trường quá xa lạ với hệ miễn dịch của mình.
Cách xử lý khi bé bị viêm họng cấp sốt cao
Viêm họng cấp nói chung và viêm họng cấp ở trẻ em nói riêng có thể tự khỏi và không cần thuốc đặc trị trong vòng 5-7 ngày. Nếu nắm được rõ những thông tin về bệnh các mẹ hoàn toàn có thể xử lý tại nhà để làm dịu sự khó chịu cho con.
Vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho bé
Khi bé bị viêm họng cấp, cảm giác khó chịu do bị ngạt mũi nhẹ là thường xuyên gặ phải nên các mẹ có thể sử dụng khăn mềm để lau mũi cho bé. Nếu là dịch mũi đặc, có gỉ thì một giọt nước muối sinh lý sẽ rất hiệu quả để giúp gỉ mũi bong ra và các mẹ sẽ dễ dàng vệ sinh mũi cho bé.
Nếu nặng hơn, dịch mũi quá nhiều, mẹ có thể sử dụng đến dụng cho hút mũi thật để làm sạch mũi cho bé. Nhưng khi sử dụng phương pháp này, các mẹ phải thực sự cẩn thận để vật dụng này không làm tổn thương niêm mạc mũi của bé. Và một điều quan trọng nên nhớ là người lớn không nên dùng miệng để trực tiếp hút mũi cho bé.
Trong quá trình vệ sinh, các mẹ nên chọn một loại khăn giấy mềm và an toàn nhất có thể để có thể vứt bỏ sau khi sử dụng. Không nên sử dụng khăn vải bình thường vì nếu sử dụng lại, nguy cơ cao là các loại vi khuẩn bám lại và tiếp tục gây bệnh cho bé.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Với tất cả những động tác lên cơ thể của bé, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con. Nếu bé có tình trạng sốt cao hơn 38 độ C kéo dài và liên tục khó chịu quấy khóc thì phụ nữ nên đưa con đến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Khi dùng đến thuốc, các mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống những loại thuốc kháng sinh, hạ sốt mà không có chỉ định của bác sĩ. Các bậc phụ huynh cũng không nên dùng lại các đơn thuốc ở những lần khám trước vì điều này có thể gây hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của con.
Khi các triệu chứng của viêm họng cấp kéo dài không khỏi thì cha me nên đưa con đến chuyên khoa tai mũi họng ngay để được xác định bệnh và điều trị kịp thời. Điều này giúp con tránh được những biến chứng của viêm họng cấp một cách hiệu quả nhất.
Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp
Khi bé bị viêm họng cấp, các bé có thể rất biếng ăn vì cổ họng đau rát và khó chịu. Chính vì thế việc cần làm của các mẹ bây giờ là điều chỉnh cho bé một chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhưng mềm, dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
Ngoài ra với câu hỏi bé bị viêm họng cấp nên ăn gì thì các mẹ nên lưu ý một số điểm sau. Bé nên được cung cấp những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, thực phẩm dễ nuốt, các loại rau xanh được chế biến dễ ăn. Đặc biệt không nên cho bé ăn những món cay nóng và nhiều dầu mỡ.
Nếu bé quá khó ăn thì có thể chia thành nhiều bữa ăn trong ngày với lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn. Thông thường lúc này ngoài đau cổ họng, các bé thường sẽ không có khẩu vị nên không nên ép bé ăn quá nhiều một bữa có thể khiến các bé bị nôn mửa, phản tác dụng.
Để giúp con đỡ khó chịu ở cổ họng, mẹ nên cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép hoa quả và dung dịch oresol. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể sử dụng dùng chanh, quất hấp mật ong, gừng để chữa ho cho bé.
Những lưu ý khi chăm sóc bé bị viêm họng cấp
Khi bé bị viêm họng cấp, các mẹ nên lưu ý rất nhiều vấn đề liên quan đến dinh dưỡng và môi trường sống để con mau khỏi bệnh hơn.
Trước tiên, các bé phải được giữ đủ ấm để cơ thể nhất là trong những giai đoạn giao mùa khi thời tiết thay đổi đột ngột. Những khi ra ngoài, các mẹ nên đeo khẩu trang, mặc đủ ấm và cần tránh tắm cho bé vào buổi tối.
Tiếp theo bé nên được tạo thói quan đánh răng hàng ngày, trước và sau khi ngủ dậy để răng miệng luôn sạch sẽ. Bên cạnh đó, môi trường sống của bé nên được vệ sinh sạch sẽ, tránh bụi bẩn và ẩm mốc để bé có điều kiện phục hồi tốt nhất.
Ngoài ra một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nhiều vitamin C sẽ tránh cho bé được rất nhiều bệnh tật và có một thể trạng luôn khỏe mạnh
Bé bị viêm họng cấp là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ em nhưng các mẹ không nên chủ quan. Hãy ngay lập tức có những biện pháp can thiệp để giảm cảm giác khó chịu và giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh hơn.