Nội dung bài viết
Phan tả diệp là gì?
Để biết được công dụng của phan tả diệp là gì cũng như cách uống trà phan tả diệp, trước hết cần nắm được phan tả diệp là gì và những đặc điểm nhận biết của nó.
1. Phan tả diệp là cây gì?
Phan tả diệp là một loài thực vật lá chét, thuộc chi Cassia bao gồm Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Del, họ Ðậu (Fabaceae). Loài cây mang tên C.angustifolia này có nguồn gốc từ Ả Rập. Còn cây C.acutifolia có nguồn gốc từ Châu Phi.
Hiện nay, phan tả diệp được trồng rộng rãi ở một số nước như Uzbekistan, Tatgikistan. Riêng ở Việt Nam, phan tả diệp cũng như trà phan tả diệp có mặt ở nhiều vùng như Phú Yên, Ninh Thuận, Hà Nội, Sa Pa.
2. Đặc điểm nhận biết
Phan tả diệp là một loại cây bụi có chiều cao khoảng 50-100 cm. Lá phan tả diệp thuộc loại lá kép lông chim chẵn, có tới 10-16 lá chét.
Hoa của loài cây này mọc thành chùm, có từ 6-14 hoa. Cánh hoa có màu vàng tươi rất đẹp. Đặc biệt là có 10 nhị gồm 3 nhị phía trên nhỏ và bất thụ, 4 nhị ở giữa cùng lớn, trong khi đó 3 nhị ở dưới lại cong queo.
Quả của cây dùng làm trà pha tả diệp có dáng dẹt, loại đậu hình trứng, hơi cong, dài khoảng 4-6cm. Bên trong có chứa 6-8 hạt hình trứng dẹt, màu lục nâu.
Lá phan tả diệp thường được phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ từ 40-50 độ C, sau đó mang bảo quản nơi khô ráo để dùng làm thuốc.
Tác dụng của phan tả diệp
Phan tả diệp từ xưa đã được công nhận là một vị thuốc nhuận tràng rất tốt. Ngày nay, trà phan tả diệp được sử dụng phổ biến để điều trị chứng táo bón và làm sạch ruột trước khi tiến hành chẩn đoán xét nghiệm như nội soi.
Ngoài ra, phan tả diệp cũng được dùng để trị hội chứng ruột kích thích, chữa bệnh trĩ và giúp giảm cân.
Hơn thế nữa, trà phan tả diệp có thể được kê đơn cho nhiều mục đích sử dụng khác nhưng phải có sự tham khảo và tư vấn ý kiến của bác sĩ.
Sau đây là những tác dụng của trà phan tả diệp trong việc điều trị các loại bệnh cụ thể:
1. Phan tả diệp trị táo bón
Một trong những công dụng trà phan tả diệp gây ấn tượng với nhiều người là hỗ trợ điều trị táo bón rất hiệu quả. Nếu mỗi ngày bạn dùng 3 - 6g phan tả diệp khô dùng nước sôi hãm uống sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trong việc điều trị bệnh táo bón.
Nếu bệnh nặng hơn bình thường thì bạn có thể tăng lượng phan tả diệp lên 10g. Tỉ lệ dùng trà phan tả diệp chữa khỏi chứng bệnh khó chịu này khi theo dõi 137 ca kết quả là 95,1%. Những đối tượng khỏi bệnh bao gồm người cao tuổi, cao huyết áp, sau sanh, sau phẫu thuật.
Bài thuốc lá phan tả diệp chữa táo bón:
Hỗ trợ điều trị táo bón do nhiệt tích: Dùng 6g phan tả diệp, 6g chỉ thực, 9g hậu phác, mang sắc uống.
Hỗ trợ điều trị táo do thực tích: 4 - 6g phan tả diệp, 9g đại hoàng, 4g trần bì , 3g hoàng liên , đinh hương, sinh khương đều 3g, mang tất cả sắc lên thành nước uống.
2. Phan tả diệp thải độc gan
Ngoài việc chữa táo bón thì phan tả diệp trị bệnh gan cũng khá hiệu quả. Loại thảo dược này giúp lọc máu tẩy độc trong gan và tống chất thải, chất độc xuống ruột già để đẩy ra ngoài. Ngoài ra khi uống trà phan tả diệp thì những bệnh sốt do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cũng bị đẩy lui.
Bên cạnh đó, trà phan tả diệp cũng có tác dụng cầm máu với liều 1g/lần, ngày 3 lần vì sẽ làm tăng số lượng tiểu cầu, fibrinogen cũng như rút ngắn thời gian đông máu.
Những bệnh nhân đang mắc bệnh gan sau khi uống phan tả diệp với liều cao 12g/lần theo tần suất ngày uống 2 lần sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt
Cách uống trà phan tả diệp như sau: cho lá trà vào 1 ly nước sôi rồi ngâm 30 phút. Cũng có thể chọn cách nấu sôi cho thuốc thấm ra. Lúc này nước trà trở thành nâu hồng đậm.
Bạn uống hết mỗi lần một ly và vẫn ăn uống bình thường. Sau đó bệnh nhân sẽ thấy đi đại tiện ra phân đen lỏng tiêu chảy, chỉ cần tiếp tục uống cho đến khi đi phân dễ dàng và phân không lỏng nát nữa mà trở lại phân dẻo, màu vàng, thì ngưng.
Sau một thời gian ngắn uống trà phan tả diệp, bệnh nhân đi thử men gan SOGT, SOPT sẽ thấy giảm xuống bình thường dần và khỏi bệnh.
3. Phan tả diệp trị mụn
Không chỉ điều trị những chứng bệnh mạn tính như gan, viêm nhiễm hiệu quả, trà pha tả diệp còn giúp trị thấp nhiệt kết ở phủ tạng - một trong những nguyên nhân gây nên mụn nhọt.
Chỉ cần dùng 12g phan tả diệp mang đi hãm thành nước sôi, để nguội rồi bỏ bã, uống hết trong một lần với liều dùng mỗi ngày hai thang bạn sẽ được giải trừ độc trong cơ thể, giảm hẳn mụn nhọt.
Bên cạnh đó, bài thuốc này còn có tác dụng: Thông phủ, tiết độc, thanh nhiệt, trừ thấp, sát trùng, tiêu ung, thông lợi.
4. Phan tả diệp giảm cân
Trà phan tả diệp có tính xổ. Vì vậy uống trà sẽ giúp giảm cân nhanh hơn.
Nước sắc từ lá trà phan tả diệp có tác dụng lên thành ruột, qua đó giúp nhuận tràng, giảm sự hấp thu thức ăn. Từ đó giúp bạn giảm cân mà không gây tác dụng phụ đáng kể nào.
Hơn nữa, lá trà phan tả diệp còn có chức năng tăng cường nhu động ruột giúp dễ dàng đẩy chất thải ra khỏi cơ thể, kéo theo việc giảm lượng chất thải có hại tích tụ từ lâu trong cơ thể.
Dưới đây là cách dùng lá phan tả diệp giảm cân:
Chuẩn bị lá phan tả diệp khô từ 20g đến 30g. Lưu ý đây là lượng dùng trong một ngày. Đem đi rửa sạch, rồi hãm với 1,5 lít nước và uống thay nước hàng ngày. Liều dùng có thể tăng hay giảm tùy theo cân nặng của người dùng.
Cách dùng phan tả diệp
Trà phan tả diệp có nhiều công hiệu chữa bệnh và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Vậy cách uống trà phan tả diệp cũng như liều dùng thông thường cho phan tả diệp là gì?
Khi điều trị chứng táo bón ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên thì bạn nên dùng 17,2mg trà phan tả diệp/ngày. Lưu ý giữ mức giới hạn, không dùng quá 34,4mg/ngày.
Đối với trẻ em mắc táo bón dưới 12 tuổi: bạn chỉ nên cho trẻ dùng 8,5mg/ngày.
Đối với chứng táo bón ở người cao tuổi thì có thể dùng 17mg/ngày.
Riêng với phụ nữ mang thai: sau khi được bác sĩ cho phép thì bạn dùng 28mg lá trà phan tả diệp khô và chia hai lần.
Liều dùng cũng như các dùng của trà phan tả diệp có thể khác nhau đối với những đối tượng bệnh nhân khác nhau. Liều lượng ít hay nhiều, có uống thường xuyên không cũng phải dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề đặc biệt cần quan tâm khác.
Bạn đừng bỏ qua việc thảo luận với thầy thuốc hay các bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp nhất cho mình và người thân.
Uống lá phan tả diệp có hại không?
Trà phan tả diệp cũng như nhiều loại thảo dược khác tuy khá lành tính nhưng cũng có những điều đặc biệt cần chú ý khi sử dụng.
Một số trường hợp uống trà phan tả diệp đã gặp tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng dữ dội đi kèm theo các triệu chứng tiêu chảy nặng, sụt cân.
Thậm chí một số người sau khi ngừng dùng phan tả diệp còn bị chứng táo bón nặng hơn lúc đầu.
Ngoài ra, còn có những biến chứng như hạ kali, buồn nôn và đau bụng trên cũng như ngứa, chán ăn. Nhiều trường hợp còn gặp phải tình trạng nước tiểu đậm, phân có màu đất sét, vàng da.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị các dấu hiệu của phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng khi uống phan tả diệp.
Khi phát hiện một trong số những dấu hiệu trên bạn hãy báo cho thầy thuốc ngay để tránh gặp biến chứng nghiêm trọng.
Lưu ý khi dùng phan tả diệp
Các mẹ bầu hoặc đang trong thời kỳ cho con bú chỉ nên dùng thuốc, trà hay sản phẩm có chứa phan tả diệp theo khuyến cáo của bác sĩ. Tốt nhất là không nên tự ý dùng.
Trước khi đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác kết hợp cùng trà phan tả diệp, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ.
Không dùng trà phan tả diệp khi biết bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây hoặc các loại thuốc khác hay các loại thảo mộc khác.
Nếu bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào sau đây như mất nước, tiêu chảy hoặc phân lỏng, đau bụng, tắc ruột, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa, viêm dạ dày, sa hậu môn, trĩ, bệnh tim thì cũng không được dùng trà phan tả diệp.
Loại thảo dược đặc biệt mang tên phan tả diệp này gây còn có thể tăng co bóp cơ trơn tử cung và bàng quang. Do đó, những người có thai, viêm bàng quang, viêm tử cung cần kiêng dùng.
Dù trà phan tả diệp trị táo bón nhưng với người táo bón do co thắt đại tràng hoặc viêm đại tràng cũng không được dùng.
Tóm lại, trước khi sử dụng trà phan tả diệp, bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng với những nguy cơ có thể xảy ra. Cách an toàn nhất là hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc đặc biệt này.