Các chuyên gia giải thích rằng việc ngồi trên bồn cầu không cần nhiều thời gian. Bác sĩ tâm thần Gregory Torque của Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho biết thời gian ngồi trong bồn cầu nên được giới hạn trong vòng 10~15 phút.
Bạn chỉ nên đi vệ sinh khi cảm thấy thật sự muốn đi. Ngay cả khi chưa đến mức phải đi nhưng bạn vẫn vào ngồi và mất rất nhiều thời gian ở nhà vệ sinh thì điều đó rất có hại cho đường ruột của bạn. Nếu dùng lực mạnh sẽ có khả năng mắc bệnh trĩ. Các mạch máu xung quanh hậu môn phình to ra gây đau và chảy máu.
Vậy thì tại sao hành động ngồi trong bồn cầu rồi đọc sách hoặc báo hoặc lướt điện thoại lại cản trở hoạt động đi vệ sinh bình thường?
Ruột thực hiện các động tác nhu động, luồn lách để tống phân ra bên ngoài, các cơn co thắt này gây ra cảm giác muốn đi đại tiện. Do đó, thời điểm phân đến trực tràng, bạn bắt đầu gấp gáp đi vệ sinh.
Tuy nhiên, nếu bạn không đi vệ sinh đúng lúc đó, nhu động ruột xảy ra theo chiều ngược lại. Điều này có nghĩa là phân sẽ trào ngược trở lại ruột kết. Khi bạn đạt đến trạng thái này, việc đi vệ sinh sẽ trở nên khó khăn hơn so với lúc đầu. Tiến sĩ Torque giải thích: "Đại tràng sẽ lấy đi một phần nước từ phân đi ngược trở lại. Điều này làm phân trở nên khô, cứng lại và trở thành trạng thái táo bón".
Trước tiên, hãy đi vệ sinh ngay khi bạn có cảm giác và khi cảm giác muốn đi chưa tới thì không nên gắng sức. Tốt hơn là nên chờ cho đến khi cảm giác đi vệ sinh trở lại thay vì ép buộc. Cảm giác đi vệ sinh tiếp theo có thể đến sau 2-3 giờ.
Nếu bạn phải ngồi trên bồn cầu hơn 10 đến 15 phút mỗi lần thì có thể căng thẳng đã làm chậm nhu động của bạn. Ngoài ra, táo bón mãn tính có thể là nguyên nhân, vì vậy bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và quản lý căng thẳng.
Nếu bạn không thể đi vệ sinh đến mức cảm thấy khó chịu trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể bổ sung thêm magie để thúc đẩy nhu động ruột thông qua tư vấn tại bệnh viện. Bạn cũng có thể dùng thuốc nhuận tràng để kích thích nhu động ruột. Thông thường, chỉ cần uống cà phê là bạn có thể đi vệ sinh. Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Gastroenterology, cà phê giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn bằng cách làm co các cơ liên quan đến nhu động ruột.