Phụ Nữ Sức Khỏe

Phòng căn bệnh đặc biệt nguy hiểm xâm nhập, Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt

Bệnh do virus Marburg là bệnh đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao (50-88%). Bộ Y tế nhắc địa phương lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch khu vực châu Phi trong vòng 21 ngày.

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg. 

Bệnh Marburg là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Marburg gây ra. Ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus). 

Bệnh có thể lây truyền từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch...) hoặc với môi trường/vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc, chết do virus Marburg.

Bệnh do virus Marburg được phân loại thuộc nhóm A trong luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm của nước ta (Ảnh minh họa: Medical).

Thời gian ủ bệnh 2-21 ngày. Người bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết. Hiện bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. 

Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50% có thể lên tới 88%). Bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm của nước ta. 

Để chủ động phòng chống dịch bệnh Marburg không để lan truyền vào Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur thực hiện các hoạt động sau:

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để điều tra dịch tễ. Bộ Y tế lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch khu vực châu Phi trong vòng 21 ngày. 

Đồng thời, phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur lấy mẫu để xét nghiệm chẩn đoán, quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

Các đơn vị cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế cũng như lây lan trong cộng đồng. Song song với đó, tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về các biện pháp phòng chống, chăm sóc, điều trị, đặc biệt lưu ý về công tác phòng, chống nhiễm khuẩn. 

Các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch. 

Các đơn vị thực hiện nghiêm việc thông tin, báo cáo giữa các tuyến, cơ sở y tế, đặc biệt khi ghi nhận ca bệnh nghi ngờ. 

Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo đài cần chủ động đưa tin kịp thời về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống để người dân không hoang mang lo lắng và thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh. 

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur cần hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ địa phương về giám sát và các biện pháp phòng chống, lấy mẫu, vận chuyển mẫu bệnh phẩm an toàn; tiếp nhận mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán xác định bệnh Marburg từ các địa phương. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường năng lực xét nghiệm, chẩn đoán xác định bệnh Marburg. 

Các đơn vị cũng cần rà soát, củng cố đội phản ứng nhanh tại đơn vị, sẵn sàng đáp ứng khi ghi nhận trường hợp nghi ngờ, mắc tại các địa phương (nếu có). 

Theo Nam Phương/Dân Trí

Tin liên quan

Vì sao ngày càng nhiều người mắc ung thư?

Y học phát triển không ngừng nhưng tỷ lệ mắc ung thư ngày càng nhiều, thậm chí có xu hướng...

Phát hiện trẻ mắc ban xuất huyết Henoch-Schonlein sau khi sưng tím da

Khoa Nhi - Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TPHCM) vừa tiếp nhận trường hợp bé trai 41 tháng tuổi,...

Những người ngủ kiểu này có nguy cơ đau tim, đột quỵ cao hơn

Các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển phát hiện ra rằng ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy...

Nam sinh 13 tuổi ngón tay sưng tấy, có nguy cơ phải cắt cụt chi vì thói quen nhiều người...

Cắn móng tay không chỉ khiến ngón tay trở nên xấu xí mà còn có thể dẫn đến các bệnh...

Mới 35 tuổi đã bị gan nhiễm mỡ độ 3, người đãn ông 'ngã ngửa' khi biết nguyên nhân

Trong một lần kiểm tra sức khỏe tại cơ quan gần đây, anh K. giật mình khi nghe bác sĩ...

Hoại tử chân sau 10 năm hút thuốc lá mỗi ngày

Anh Tiến bị viêm tắc huyết khối động mạch chi dưới, hoại tử đầu ngón chân, suýt phải cắt cụt...

Tìm hiểu về bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein gây bầm tím da ở trẻ em

Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP) có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh đường tiêu hoá và viêm cầu...

Tin mới nhất

Chuyên gia cảnh báo thói quen bảo quản thịt cần thay đổi ngay nếu không muốn "rước thêm bệnh vào...

21 giờ trước

Dấu hiệu cảnh báo gan đang dần mất chức năng

1 ngày 19 giờ trước

Thời điểm nào không thích hợp để uống trà hoặc cà phê?

1 ngày 19 giờ trước

Cách tẩy da chết bằng nguyên liệu sẵn có giúp môi căng mọng

1 ngày 20 giờ trước

3 dấu hiệu ở chân cảnh báo ung thư phổi giai đoạn cuối

1 ngày 21 giờ trước

Ăn sữa chua mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

1 ngày 21 giờ trước

6 lời khuyên giúp quản lý lượng đường trong máu cao trong mùa hè

1 ngày 21 giờ trước

Ăn hải sản quá nhiều, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

1 ngày 23 giờ trước

Tập thể dục vào buổi tối nhiều lợi ích sức khỏe hơn cho những người béo phì

1 ngày 23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình