Weiwei, 48 tuổi là kỹ sư của một công ty phần mềm ở Bắc Kinh. Anh đã làm việc chăm chỉ kể từ khi vào công ty sau khi tốt nghiệp, thường xuyên thức khuya và làm việc ngoài giờ.
Gần đây, anh bị ho liên tục thậm chí còn xuất hiện các triệu chứng như sưng, đau, nặng ở chân và luôn đổ mồ hôi vào ban đêm.
Ban đầu anh không quan tâm nhưng càng về sau triệu chứng càng trầm trọng hơn hơn nên vội vã đến bệnh viện kiểm tra và được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối.
Trên thực tế, giống như Weiwei, không ít người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi ngay lần khám đầu tiên. Chúng ta phải cảnh giác hơn với một số triệu chứng của bệnh ung thư phổi và cố gắng hết sức để phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có 1,4 triệu người chết vì ung thư phổi.
Ung thư phổi là loại ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất ở Trung Quốc, 80% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn giữa và cuối, nhiều người trong số họ có tiên lượng không khả quan.
Nhiều người cho biết họ đã đi khám sức khỏe định kỳ nhưng tại sao lại được chẩn đoán ở giai đoạn muộn?
Peng Jun, Phó giám đốc Khoa Phẫu thuật Lồng ngực, Phó bác sĩ trưởng Bệnh viện Nhân dân số 1 tỉnh Vân Nam cho biết: “Rất khó phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm khi chụp X-quang khám sức khỏe định kỳ, có thể dùng CT để sàng lọc đối với các tổn thương ung thư phổi giai đoạn đầu.
Ung thư phổi giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng, khi khối u phát triển đến mức nhất định và chèn ép một số cơ quan sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho, khó thở, tức ngực, khạc đờm”.
Sau khi bị ung thư phổi, 8 - 75% bệnh nhân sẽ có triệu chứng ho, 20 - 49% bệnh nhân có triệu chứng đau ngực, 6 - 35% bệnh nhân có triệu chứng ho ra máu và có đờm, 0 - 68% bệnh nhân sụt cân không rõ nguyên nhân, 0 - 2% bệnh nhân sẽ bị khàn giọng.
Ngoài những triệu chứng điển hình này, ung thư phổi còn có thể gây ra những triệu chứng bất thường ở chân
Sưng chân cảnh báo ung thư phổi
Sự phát triển của ung thư đòi hỏi một lượng lớn chất dinh dưỡng. Bệnh nhân ung thư phổi có thể bị giảm albumin máu. Nước có thể thoát vào các mô gây phù chân. Ngoài ra, các tế bào ung thư có thể di căn và chặn các mạch bạch huyết, cũng có thể gây phù nề cục bộ.
Màu da chân thay đổi bất thường
Tổn thương phổi bất thường có thể ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn của phổi, dẫn đến tình trạng thiếu oxy, máu lưu thông trong cơ thể kém, da chân có thể chuyển sang màu trắng hoặc xanh.
Đau chân
Sau khi ung thư phổi di căn đến xương hoặc xâm lấn vào mạch máu ở chân, có thể khiến lượng máu cung cấp tại chỗ không đủ, dẫn đến các triệu chứng đau chân.
Những người này nên đi chụp CT hàng năm để phát hiện kịp thời ung thư phổi:
Người trung niên và người già trên 40 tuổi
Người từ 50 đến 70 tuổi có tiền sử hút thuốc
Nhóm nghề đặc biệt như công nhân mỏ
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi
Người cao tuổi hút thuốc nhiều (một gói mỗi ngày trong 20 năm hoặc hai gói mỗi ngày trong 10 năm)
Bệnh nhân viêm phế quản mãn tính, lao, hen suyễn và các bệnh về phổi khác
Để ngăn ngừa ung thư phổ, hãy nhớ “2 nhiều và 1 ít”
Uống nhiều nước hơn
Uống nhiều nước có thể thúc đẩy quá trình lưu thông nước trong cơ thể, giải độc tốt hơn, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ phổi. Mỗi người nên uống 2000-2500 ml nước mỗi ngày.
Ăn nhiều thực phẩm màu trắng
Về chế độ ăn uống, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm màu trắng như củ sen, khoai lang , mộc nhĩ để đạt được tác dụng bổ phổi, sản sinh dịch cơ thể, giải khát.
Bớt giận dữ hơn
Luôn tức giận và phản ứng cảm xúc sẽ khiến phế nang giãn nở gây ra các triệu chứng như tức ngực, khó thở, khó thở về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe phổi. Vì vậy nên tránh thường xuyên tức giận và điều hòa sức khỏe phổi của bạn.
Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn muộn mặc dù họ đã khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Trên thực tế, chụp X-quang thông thường không thể sàng lọc ung thư phổi và cần phải chụp CT.
Thay vì chờ đợi cho đến khi ung thư phổi xảy ra rồi mới điều trị, tốt hơn hết bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa ung thư phổi.