Phụ Nữ Sức Khỏe

Tìm hiểu về bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein gây bầm tím da ở trẻ em

Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP) có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh đường tiêu hoá và viêm cầu thận như đau bụng, đại tiện phân đen, đau khớp.

Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP) hay còn được gọi là viêm mạch IgA là một chứng rối loạn khiến các mạch máu nhỏ trên da, khớp, ruột và thận bị viêm và chảy máu.

Đặc điểm nổi bật nhất của dạng viêm mạch này là nốt bầm tím nổi ở chân và mông. Ban xuất huyết Henoch-Schonlein cũng có thể gây đau bụng và đau khớp, tình trạng tổn thương thận do bệnh thường hiếm xảy ra.

Bất kỳ ai cũng có thể bị ban xuất huyết Henoch-Schonlein nhưng bệnh phổ biến nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, người lớn mắc tình trạng viêm mạch này có nhiều khả năng mắc bệnh nặng hơn so với trẻ em.

1. Triệu chứng của bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Các triệu chứng của HSP thường xuất hiện đột ngột, người bệnh thường cảm thấy đau và sưng khớp, đau bụng, tiểu ra máu. Trước khi các triệu chứng này bắt đầu, bệnh nhân có thể bị sốt, nhức đầu và đau cơ từ hai đến ba tuần. Hiếm khi, các cơ quan khác, chẳng hạn như não, phổi hoặc tủy sống bị ảnh hưởng.

Phân tích chi tiết hơn các triệu chứng của ban xuất huyết Henoch-Schonlein:

Phát ban: Đây là triệu chứng có ở hầu hết các bệnh nhân bị HSP. Biểu hiện ban đầu có thể giống như nổi mề đay, với những đốm hoặc nốt nhỏ màu đỏ, giống như vết bầm tím ở cẳng chân, mông, đầu gối và khuỷu tay. Phát ban thường ảnh hưởng như nhau ở cả hai bên cơ thể và không chuyển sang màu nhợt nhạt khi ấn vào.

Viêm khớp: Người bệnh cảm thấy đau và sưng, xảy ra trong khoảng 3/4 trường hợp, đặc biệt ảnh hưởng đến đầu gối và mắt cá chân.Triệu chứng này thường chỉ kéo dài một vài ngày và không gây ra bất kỳ vấn đề về khớp mãn tính, lâu dài nào.

Đau bụng: Hơn một nửa số người bị HSP gặp triệu chứng về viêm đường tiêu hóa có thể gây đau bụng, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy và đôi khi có máu trong phân.

Suy thận: HSP có thể gây ra các vấn đề về thận, biểu hiện bằng các dấu hiệu như protein hoặc máu trong nước tiểu. Điều này thường chỉ được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu, vì triệu chứng này không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào.

Phát ban với những đốm hoặc nốt nhỏ màu đỏ, giống như vết bầm tím ở cẳng chân, mông, đầu gối và khuỷu tay là triệu chứng điển hình của bệnh HSP (Ảnh: Internet)

2. Nguyên nhân gây bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này chưa được rõ ràng. Có thể do hệ thống miễn dịch phản ứng không phù hợp với một số tác nhân nhất định. Hoặc có thể do một số bệnh viêm đường hô hấp trên, theo các chuyên gia khoảng 2/3 các trường hợp HSP xảy ra vài ngày sau khi các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên phát triển.

Một số trường hợp mắc HSP có liên quan đến việc tiêm phòng bệnh thương hàn, dịch tả, sốt vàng da, sởi hoặc viêm gan B; thực phẩm, thuốc, hóa chất và côn trùng cắn. Một số chuyên gia cũng nói rằng HSP có liên quan đến thời tiết lạnh hơn của mùa thu và mùa đông.

3. Ban xuất huyết Henoch-Schonlein gây ra biến chứng gì?

Thông thường, người bệnh bị ban xuất huyết Henoch-Schonlein khỏi bệnh trong khoảng 1 tháng và không để lại những hệ lụy nghiêm trọng. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát.

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh cũng có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng nếu như người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, chẳng hạn:

Tổn thương thận: Biến chứng nghiêm trọng nhất của ban xuất huyết Henoch-Schonlein là tổn thương thận. Nguy cơ này lớn hơn ở người lớn so với trẻ em. Đôi khi tổn thương nghiêm trọng đến mức cần phải lọc máu hoặc ghép thận.

Tắc ruột: Trong một số ít trường hợp, ban xuất huyết Henoch-Schonlein có thể gây lồng ruột, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng này.

Biến chứng nghiêm trọng nhất của ban xuất huyết Henoch-Schonlein là tổn thương thận (Ảnh: Internet)

4. Chẩn đoán và điều trị ban xuất huyết Henoch-Schonlein như thế nào?

Chẩn đoán HSP có thể rõ ràng khi xuất hiện các triệu chứng như phát ban, viêm khớp và đau bụng điển hình. Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác, xác nhận chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nếu người bệnh chỉ xuất hiện triệu chứng phát ban với các vết đỏ giống như bầm tím, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết da hoặc thận. Các xét nghiệm nước tiểu và máu có thể sẽ được thực hiện để phát hiện các dấu hiệu liên quan đến thận và có thể cần được xét nghiệm lại trong quá trình theo dõi để có thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào trong chức năng thận.

Về phương pháp điều trị, mặc dù không có cách điều trị cụ thể cho HSP, nhưng bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen và naproxen để giảm đau khớp. Trong một số trường hợp, thuốc corticosteroid có thể được sử dụng nhưng cần được bác sĩ chỉ định.

Tuy nhiên, tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết trong quá trình điều trị bệnh. Bạn không nên tự ý mua thuốc và sử dụng mà không có tham vấn từ các bác sĩ chuyên môn.

Nhìn chung, tiên lượng bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein thường tốt nếu như không có các tổn thương thận. Tuy nhiên, khi thấy trẻ có các dấu hiệu như phát ban, đau bụng, đau khớp cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện, không tự ý mua thuốc điều trị để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: Webmd.com
Theo Vân Anh/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Hà Nội: Hút thuốc lá điện tử, nam sinh tổn thương não phải thở máy

Sau khi hút thuốc lá điện tử, nam sinh viên (20 tuổi) đang học tại Hà Nội, bất ngờ bủn...

Bệnh hô hấp tấn công trẻ nhỏ: Những khuyến cáo quan trọng từ bác sĩ

Hình thái thời tiết cực đoan tại miền Bắc gần đây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đặc biệt...

Bệnh uốn ván có lây không?

Bệnh uốn ván có lây không và triệu chứng điển hình của bệnh là gì? Khi nào người bệnh uốn...

Nhiều trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch, nghẽn đường thở do hóc dị vật

Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận những ca hóc dị vật ở nhiều...

Căn bệnh ung thư khiến nữ diễn viên 'Vĩ tuyến 17 ngày và đêm' qua đời nguy hiểm thế nào?

Thông tin NSND Thụy Vân (diễn viên trong phim Nổi gió, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm) qua đời sau...

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên...

Căn bệnh ở trẻ dễ khiến phụ huynh lo lắng vì tưởng con bị bạo hành

Gần đây, Khoa Nhi - Bệnh viện Thành phố Thủ Đức tiếp nhận trường hợp bé trai (41 tháng tuổi),...

Tin mới nhất

Trang Trần sang Mỹ định cư được 4 tháng vẫn làm nhiều công việc tay chân, được chồng phụ giúp...

5 giờ trước

Con mắc tay chân miệng có biểu hiện ngủ giật mình, mẹ hoảng hốt đưa đi cấp cứu: Biến chứng...

5 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo dùng quá nhiều 4 loại thực phẩm bổ sung này có thể gây nguy hiểm cho...

5 giờ trước

Kéo dài thời gian nghỉ phép mang lại những lợi ích khiến ai cũng phải kinh ngạc, từ ngăn ngừ...

5 giờ trước

Sao nam 7X kiếm 100 nghìn tỷ sau 1 đêm, có vợ là mỹ nhân cổ trang màn ảnh Hoa...

10 giờ trước

Mẹo chăm sóc tóc: Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của da đầu không khỏe mạnh

10 giờ trước

Tiết lộ 5 khuyết điểm của kem chống nắng có thể ảnh hưởng đến làn da cần phải chú ý

10 giờ trước

Vị trí này trên cơ thể bị nắng gắt chiếu vào có thể gặp nguy kịch, bác sĩ chỉ cách...

10 giờ trước

Quách Ngọc Ngoan có tình trường sóng gió trước biến cố vỡ nợ, 2 cuộc hôn nhân đều đứt gánh,...

10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình