Theo Đông y, ngô có vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lợi đàm. Ngô được sử dụng trong các bài thuốc trị mất ngủ, khó ngủ, lợi tiểu, giảm huyết áp, chữa yếu sinh lý, viêm thận, viêm bàng quang, làm đẹp da...
Ngô chứa nhiều chất béo, chất xơ, protein, carbohydrate... Hàm lượng vitamin có trong ngô gấp từ 5-10 lần gạo, lúa mì.
Những người không nên ăn ngô
Người thiếu canxi, sắt
Người đang thiếu sắt, canxi không nên ăn ngô bởi lương thực thô có chứa chất xơ và axit phytic kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa làm cản trở việc hấp thụ khoáng chất của cơ thể.
Người có bệnh về hệ tiêu hóa
Ngô vốn là thực phẩm chứa tỷ lệ tinh bột cao, hạt cứng nên người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn nhiều, tránh tạo ra gánh nặng cho dạ dày, gây đầy hơi, khó tiêu.
Khả năng miễn dịch kém
Ngô chứa nhiều chất xơ. Khi ăn nhiều sẽ làm cản trở việc bổ sung protein, tỷ lệ sử dụng chất bé giảm, gây tổn hại đến chức năng nội tạng từ đó làm giảm khả năng miễn dịch.
Người già và trẻ nhỏ
Ngô chứa lượng chất xơ lớn nên không thích hợp với người già do chức năng tiêu hóa suy yếu, còn trẻ em chưa hoàn thiền. Việc tiêu thụ ngô sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu.
Bệnh nhân tiểu đường
Ngô là loại lương thực chứa lượng carbohydrate cao. Khi ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường huyết. Do đó người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn.
Thời điểm vàng nên ăn ngô trong ngày
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngô là thực phẩm thích hợp để ăn vào bữa sáng. Bởi lúc này, nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao, lượng chất xơ trong ngô sẽ kích thích đường tiêu hóa hoạt động.
Bên cạnh đó, ngô cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bắt đầu một ngày làm việc mới.