Thông tin từ Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K cho biết, củ cải nói riêng và rau họ cải nói chung (cải bắp, cải thảo, súp lơ…) rất giàu chất dinh dưỡng như carotenoid, vitamin C, E, K; folate và khoáng chất. Những rau họ cải cũng là một nguồn chất xơ tốt.
Thật bất ngờ khi các nhà nghiên cứu đã điều tra ra mối liên quan có thể có giữa việc ăn củ cải và nguy cơ gây ung thư. Theo đó, nếu bạn ăn nhiều rau họ cải (trong đó có củ cải) sẽ giảm được nguy cơ của bốn loại ung thư phổ biến của người Việt như ung thư phổi, tiền liệt tuyến, đại trực tràng và ung thư vú.
Củ cải trắng có hai vị chính là hơi ngọt và cay, có thể chế biến thành nhiều món như kho, luộc, hấp, nấu canh, hầm củ,...Bởi vì có lượng vitamin C và folate dồi dào nên củ cải trắng rất tốt cho cơ thể, nhất là với hệ miễn dịch.
Trong y học cổ truyền, củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, đặc biệt tốt trong việc phòng bệnh vào mùa đông.
Một số thông tin cho rằng củ cải trắng còn có thể dùng để hỗ trợ một số bệnh như điều trị khản tiếng mùa lạnh, trị ho và hẽn suyễn, viêm loét dạ dày, trị nhiệt loét miệng…
Dù là thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng lương y Sáng cũng cho rằng khi ăn cần có những lưu ý nhất định để không mất chất, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điểm để tận dụng củ cải trắng một cách hiệu quả nhất:
- Không nên luộc củ cải trắng cùng cà rốt. Bởi trong củ cải rất giàu Vitamin C, trong cà rốt lại có enzyme axit ascorbic và nó có khả năng phân huỷ vitamin C, nên sẽ gây mất chất ở củ cải.
- Khi mới ăn củ cải, bạn cũng không nên ăn các loại hoa quả như táo, nho, lê ngay sau đó vì sẽ có phản ứng hoá học giữa chúng với nhau, tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Đây à một chất làm giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu.
- Bạn chỉ nên ăn củ cải trắng 3 - 4 lần trên 1 tuần vì nếu ăn nhiều sẽ dễ gây rối loạn tiêu hoá, đau bụng, và đi tiểu nhiều.