Loại quả là thuốc quý
Theo Bài viết trên website bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, quả trám có hai loại chính là tránh trắng và trám xanh. Tùy vào từng loại trám mà có đặc điểm nhận biết khác nhau. Cụ thể:
Quả trám trắng: Quả có hình thoi, hai đầu tù và có màu vàng xanh nhạt. Quả có chiều dài 45 mm và rộng từ 20 – 25 mm. Hạt hình thoi với 2 đầu nhọn, cứng và nhẵn, trong có 3 ngăn.
Trám đen có màu tím đen sẫm, dạng hình trứng, có chiều dài 3 – 4 cm và rộng 2 cm. Hạt trám cứng có 3 ngăn. Trám trắng phân bố chủ yếu Bắc Lào và ở một phần lãnh thổ phía nam Trung quốc, từ Quảng Tây đến Vân Nam. Ở Việt Nam, loại quả này tập trung chủ yếu ở các vùng núi miền Bắc, từ Quảng Bình trở ra. Cụ thể, cây phân bố nhiều ở các tỉnh như Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Cạn, Hà Tây, Yên Bái, Vĩnh Phúc,…
Một số nghiên cứu cho biết, trong quả trám tươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, nên được xem là thức ăn thích hợp với trẻ nhỏ, người ở độ tuổi trung niên và phụ nữ mang thai có cơ thể bị suy nhược. Bên cạnh đó, nước sắc quả trám có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nước sắc còn giúp bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây hại.
Cũng theo Báo VietNamNet cho hay, quả trám đen có vị thơm, bùi, ngậy hấp dẫn có thể chế biến thành nhiều món ăn như trám kho, gỏi trám, xôi trám hoặc ngâm muối để ăn hàng ngày.
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ trên Báo Người Đưa Tin, Ngoài giá trị kinh tế, trám đen còn có giá trị ẩm thực và dược liệu với nguồn dinh dưỡng khá cao. Theo thông tin từ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), quả trám chứa 12% protein, 1,09% lipid, 12% hydrat carbon, 0,046% Ca, 0,046% P, 0,06% phosphor và 0,004% F. Dầu hạt trám chứa caproic, myristic, acid hexanoic, stearic, palmatic, decanoic, linoleic, octanic, lauric… Cùi trám chứa nhiều đường, chất béo, acid folic, acid hữu cơ, vitamin (C, B1, P), chất xơ và chất khoáng (kali, magie, canxi, kẽm, carroten, sắt,…).
Dù kết hợp với thực phẩm khác hay ăn độc vị (ăn nguyên quả trám) thì vẫn có tác dụng nhất định với sức khỏe.
Bài thuốc từ quả trám
Ngoài là vị thuốc quả trám đen còn kết hợp chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Ảnh minh họa.
Lương y Bùi Đắc Sáng tư vấn một số món ăn, bài thuốc tham khảo từ quả trám:
- Giải nhiệt, thanh phế, lợi hầu họng: Cho 10g trám tươi bỏ hạt, 120g ngó sen tươi, 6g gừng, 150g mã thầy vào máy ép, ép lấy nước, uống đều 2 bữa sau bữa ăn 30 phút có tác dụng giải nhiệt, thanh phế, có lợi cho hầu họng.
- Chữa ho gà, ho do cảm lạnh: Dùng 10g trám tươi bỏ hạt sắc cùng 1 lít nước, có thể thêm đường phèn, uống khi còn ấm, 2 bữa sáng-tối sau bữa ăn 30 phút có tác dụng chữa ho gà, ho do cảm lạnh. Kiên trì áp dụng trong 7-10 ngày để trị bệnh được hiệu quả.
- Trị đau nhức xương khớp: Lấy 10g trám, cạo bỏ vỏ lớp sần bên ngoài, cắt lát, sắc cùng 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia uống 3 lần sau bữa ăn 30 phút có tác dụng điều trị bệnh đau nhức xương hiệu quả.
- Chữa kiết lị bằng quả trám: Dùng 100g trám cả hạt sắc với 1 lít nước đến khi cạn rồi cô lại lấy cao, chia thành 3 lần uống trước bữa ăn 30 phút có tác dụng điều trị bệnh kiết lị.
Ông Sáng khuyến cáo, mọi người không nên ăn trám sống vì chứa nhiều tinh dầu và có vị chát nên dễ gây chướng bụng, táo bón. Ngoài ra, với các món kho hay muối trám khi ăn quả trám thường rất mặn do có tính thẩm thấu cao, vì thế không nên ăn nhiều bởi sẽ nạp một lượng lớn muối vào cơ thể.
Cũng theo Báo Sức khỏe và Đời sống, có thể làm cách sau để giảm ho: Trám đen muối 20 quả, vỏ đậu phụ 50g, nước vừa đủ nấu sôi xong chắt lấy nước uống.
Rát họng, khản tiếng: nhai trám đen nuốt nước. Ngày 7 quả, liền 3-4 ngày.
Viêm họng mạn tính: Nấu trám với chè xanh, mật ong uống.
Ho gà: Nấu trám đen với đường phèn lấy nước uống.
Lưu ý: Trong một cuốn sách đang lưu hành có ghi “quả trám còn gọi là ôliu?...”. Tránh nhầm lẫn vì cây và quả ôliu hoàn toàn khác cây quả trám.