Lợi ích khi ăn rau
Theo Thanh Niên, chế độ ăn nhiều rau có thể làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiêng từ thực vật giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể của bạn như thế nào.
Rau thực sự là thức ăn cho khuôn mặt của bạn. Rau chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp duy trì làn da khỏe mạnh và giảm tổn thương da do tia UV gây ra.
Một số chất dinh dưỡng giúp bảo vệ da quan trọng trong rau bao gồm beta-carotene, vitamin C và các chất dinh dưỡng thực vật chống oxy hóa khác. Rau là một số nguồn tốt nhất của những chất dinh dưỡng có lợi này. Ăn nhiều rau mỗi ngày có thể giúp làm dịu chứng viêm mạn tính, giúp làm chậm quá trình lão hóa, làm tăng nhanh sự xuất hiện của các nếp nhăn và mất collagen.
Duy trì thị lực khỏe mạnh cũng liên quan đến việc bảo vệ bạn khỏi tác hại của tia UV.
Các chất dinh dưỡng trong rau hỗ trợ sức khỏe của mắt bao gồm vitamin A, C, carotenoid và các chất dinh dưỡng thực vật khác giúp duy trì thị lực.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lutein và zeaxanthin, các carotenoid có trong nhiều loại rau nhiều màu sắc và rau xanh, giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác.
3 loại rau quen thuộc có khả năng chống lão hóa
Theo Thời Báo Văn học nghệ thuật, Báo Tiền Phong, VTC News cho biết, đây chính là 3 thực phẩm mệnh danh “rau trường thọ". Không chỉ có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng và còn rất dễ chăm sóc. Ngoài ra, bạn cần lưu ý khi sử dụng các loại rau này nhé:
Rau dền đỏ
Rau dền đỏ là thực phẩm có hàm lượng canxi cao hơn cả trong sữa bò. Không những vậy, loại rau này còn có vị ngọt và tính mát nên được nhiều người yêu thích, mua về chế biến thường xuyên. Đây là thực phẩm có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ như thanh nhiệt, giải độc, chống lão hoá và ngăn ngừa ung thư. Rau dền có khả năng làm giảm cholesterol.
Ngoài ra, tocotrienols, một loại vitamin E, trong rau dền cũng giúp làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh tim mạch vành. Rau dền còn chứa nhiều kali và magiê, giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Do có, rau dền giúp cơ thể kiểm soát và phòng ngừa cao huyết áp, đột quỵ
Dù rau dền đỏ được bày bán nhiều ngoài chợ hay các siêu thị lớn nhỏ nhưng để “an tâm" khi ăn, bạn có thể mua về trồng ngay tại nhà. Không chỉ dễ trồng, rau dền đỏ còn dễ chăm sóc nên bạn có thể trồng bằng cành hoặc hạt trong các chậu nhỏ là được.
Có nhiều lợi ích của việc ăn rau dền. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý nhé: Rau dền nấu chín không nên hâm đi hâm lại nhiều lần vì nitrat có trong lá sẽ bị chuyển đổi thành nitrit là chất nguy cơ gây ung thư và không tốt cho trẻ nhỏ.
Tránh ăn rau dền với quả lê: Các chuyên gia cảnh báo, nếu ăn cùng dễ gây nôn. Ngoài ra, mọi người không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp có thể gây sốt. Người bị tiêu chảy không nên ăn
Người bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận cũng không nên ăn. Đặc biệt, không nên ăn thịt ba ba cùng với rau dền vì theo Đông y, việc 2 thứ này kết hợp với nhau có thể gây độc. Gặp trường hợp này, cần uống nước rau muống giã hoặc ăn rau muống sống để giải độc.
Rau lang
Rau lang quen thuộc và thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt. Trong rau lang có nhiều khoáng chất, vitamin… nên có tác dụng thải độc, thúc đẩy sự gia tăng estrogen… và được ví như “thần dược chống già". Với nguyên liệu này, bạn có thể chế biến nhiều món như luộc, xào, nấu canh…
Rau lang chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng không nên ăn rau lang sống dễ gây ra táo bón, nên luộc hoặc xào chín trước khi ăn.
Nếu muốn nhuận tràng thì nên ăn rau khoai lang tươi luộc chín, không nên ăn rau khoai lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược là chính là gây táo bón.
Trong rau lang chứa các thành phần nếu ăn vào khi đói có thể gây giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Rau sam
Là loại rau có vị chua dịu, tính lạnh và chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit béo omega-3, rau sam được ví như “thực phẩm chống già" và giúp bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bên cạnh đó, loại rau này còn giúp thúc đẩy hệ thống tiêu hoá, giải độc cơ thể cũng như chống táo bón, giảm nguy cơ béo phì…
Nếu như ở những vùng quê, bạn có thể dễ dàng thấy rau sam mọc ở vườn nhà, ven đường… thì ở thành phố, rau này cũng có thể trồng trong các chậu nhỏ ngoài ban công.
Khi sử dụng rau sam tươi, chỉ nên sử dụng từ 50 - 100 gram/ngày.
Hạn chế sử dụng rau với các đối tượng sau gồm phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị tiêu chảy, kiết lị, người tiền sử mắc bệnh sỏi thận hoặc đang trong quá trình điều trị sỏi thận.
Khi chế biến, không nấu rau quá kỹ để tránh mất đi các chất dinh dưỡng.
Không chế biến rau chung với 3 loại thực phẩm sau là thịt ba ba, trứng vịt lộn và thịt rùa. Khi kết hợp chung, món ăn sẽ gây ra tình trạng ngộ độc với người dùng.