Phụ Nữ Sức Khỏe

Loại gia vị nhà bếp quen thuộc này lại mang đến 5 công dụng "thần kỳ" cho sức khỏe

Hãy cùng khám phá xem liệu rằng gừng mang đến những công dụng gì cho sức khỏe mà khiến ai cũng phải trầm trồ và thán phục nhé!

Tăng cường miễn dịch

Khi bạn thường xuyên dùng gừng sẽ làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp chống lại các bệnh khác nhau nhờ axit ascorbic, vitamin A và B, kẽm, canxi, iốt, kháng sinh tự nhiên tốt cho sức khỏe của con người.

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước trà gừng bằng cách thêm 1 muỗng canh bột hoặc nước ép gừng vào trà đen hoặc xanh. Bạn cũng có thể ngâm gừng tươi với mật ong, kết hợp cùng chanh. Bạn hãy đùng một thìa vào mỗi buổi sáng hoặc thêm vào ly nước ấm sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, đặc biệt trong mùa Covid -19 đang bùng phát.

Chữa cảm lạnh

Một trong những tác dụng của gừng mà chúng ta không thể bỏ qua đó là tác dụng chữa cảm, sốt. Gừng có vị cay, tính ấm, khi sử dụng cùng nước ấm có tác dụng làm giãn các mao mạch, giúp tăng nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài để chống lại virus hợp bào hô hấp - nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh. Ngoài ra, người ta cũng thường sử dụng gừng tươi nấu với rượu để cạo gió, giải cảm cho người bị cảm lạnh, gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.


Ảnh minh họa: Internet

Giảm nhẹ các vấn đề về dạ dày

Từ lâu gừng luôn được sử dụng để điều trị những người có vấn đề về tiêu hóa và đau dạ dày. Nó cũng có thể được sử dụng để giảm buồn nôn và giảm nôn mửa thường xảy ra trong thời kỳ mang thai và sau khi điều trị y tế như phẫu thuật và hóa trị.

Gừng cũng có thể hỗ trợ làm giảm các cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt.

Một số nghiên cứu đã chứng minh tác dụng làm dịu dạ dày của gừng. Ngoài việc giảm buồn nôn và nôn sau phẫu thuật, loại thảo mộc này còn làm giảm các triệu chứng say tàu xe và ốm nghén. Có lẽ bằng chứng tốt nhất về tác dụng chống buồn nôn này là ở những người đang điều trị ung thư.

Lợi ích của gừng với các loại bệnh đường tiêu hóa khác ít rõ ràng hơn. Một nghiên cứu năm 2014 từ Đại học Bắc Carolina kết luận rằng gừng không giúp giảm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích nhiều hơn giả dược.

Theo một nghiên cứu năm 2012 từ Ấn Độ, gừng dường như cũng có tác dụng tối thiểu đối với chứng trào ngược axit, nó có thể hỗ trợ chữa lành vết loét dạ dày liên quan đến trào ngược dạ dày khi được sử dụng kết hợp với men vi sinh.

Giảm stress, đau đầu

Một tác dụng khác của gừng đó là khả năng giảm đau đầu, giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng như chóng mặt, bồn chồn và lo lắng... Khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hay đau đầu, bạn chỉ cần nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút là các triệu chứng sẽ giảm rõ rệt.

Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm cho các tế bào não kéo dài tuổi thọ và cung cấp chất chống oxy hóa để ngăn ngừa sự oxy hóa gây hại cho tế bào não. Vì thế, gừng giúp chống lại các triệu chứng suy giảm trí nhớ (do tuổi tác), nhất là giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu

Một nghiên cứu năm 2008 từ Iran kết luận rằng việc bổ sung 3g gừng mỗi ngày, trong 45 ngày, đã cải thiện hồ sơ lipid của 45 người có cholesterol cao.

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2014, người ta đã chứng minh rằng những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 dùng 1600 mg bột gừng mỗi ngày trong 12 tuần đã báo cáo giảm tổng lượng cholesterol và chất béo trung tính đồng thời cải thiện độ nhạy insulin của họ.

Điều này có nghĩa là gừng không chỉ giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 mà còn giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn.

Yến Nhi (t/h)

Tin liên quan

3 sai lầm cần tránh khi chế biến mộc nhĩ 90% chị em nội trợ Việt mắc phải

Không phải ai cũng biết chế biến mộc nhĩ đúng cách, sơ hở một tí thôi là có thể rước...

Loại hạt béo bùi thơm ngon này được người Việt mê hết nấc, ăn mỗi ngày lợi hơn thuốc bổ,...

Kiểm soát cân nặng, cải thiện cholesterol và sức khỏe đường ruột, mang lại lợi ích cho chức năng nhận...

Nước luộc rau muống vừa bắc xuống bếp đã chuyển màu xanh đen: Nên ăn hay đổ đi? Câu trả...

Nước rau muống luộc có lúc màu vàng, để nguội chuyển sang màu xanh đen do trong nước có dư...

'Khai quật' danh tính loại rau đại bổ, chị em ăn vào chữa được nhiều bệnh, đàn ông thử một...

Loại rau này được mệnh danh là thực phẩm đại bổ cho cả hai phái.

Trứng cút 'nhỏ nhưng có võ', bổ dưỡng ngang trứng gà, đỉnh hơn khi còn phòng ngừa được nhiều bệnh...

So với trứng gà, trứng chim cút bổ dưỡng gấp 3-4 lần. Theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc...

Phát hiện bộ phận cực BẨN của heo, chứa cả ổ vi khuẩn nhưng nhiều người Việt vẫn ăn hàng...

Đây là những bộ phận của con lợn chứa nhiều chất độc hại, không tốt cho sức khỏe con người.

Món ăn ‘đặc sản’ của bếp Việt cũng ‘kén’ kẻ ăn như thường, nhóm người sau tuyệt đối không ‘chạm...

Nếu như ngày trước sắn là loại lương thực "cứu đói" của con nhà nghèo thì ngày nay sắn lại...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

25 phút trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 2 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 2 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 17 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 17 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 17 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 21 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 21 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình