Lợi ích của việc ăn trứng luộc
Theo Báo Sức khỏe Đời sống, trứng cung cấp một nguồn protein chất lượng và chứa 13 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, cùng với các axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa cần thiết.
60% protein chất lượng cao từ trứng có thể được tìm thấy trong lòng trắng trứng, trong khi lòng đỏ chứa khoảng 40%, cùng với chất béo lành mạnh quan trọng, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa - tất cả đều góp phần có giá trị vào nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bạn.Trứng là một nguồn protein chất lượng có giá trị. Protein là nền tảng của sự sống, cần thiết cho sức mạnh và sự sửa chữa của cơ và mô. Lợi thế mạnh mẽ của protein trong trứng liên quan đến thực tế là trứng chứa tất cả chín axit amin thiết yếu - với lượng vừa đủ - để hỗ trợ sự phát triển, phục hồi và duy trì cơ bắp hiệu quả.
Trứng giúp tăng mức độ lipoprotein mật độ cao (HDL) - hay còn gọi là cholesterol "tốt" như thường được biết đến - và đây là một lý do tại sao trứng được phát hiện là không ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh tim.
Tương đối ít calo và giàu protein chất lượng, trứng là một trong những lựa chọn thực phẩm tốt nhất để hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Mức độ no cao của trứng dẫn đến cảm giác hài lòng hơn, ít đói hơn và giảm ham muốn ăn vào cuối ngày, có nghĩa là bạn sẽ ít có xu hướng tìm đến bữa ăn nhẹ vào giữa buổi chiều hơn.
Khi luộc trứng theo cách này đảm bảo trứng thơm ngon lại tự róc vỏ
Tưởng đơn giản nhưng nhiều người vẫn gặp phải tình trạng dở khóc dở cười khi luộc trứng: Khi thì sát vỏ, khi thì lòng đỏ, lòng trắng mỗi thứ một nơi. Vì vậy muốn trứng ngon cũng phải có cách. Bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây để có món trứng luộc thơm ngon, bổ dưỡng:
- Nếu trứng được lấy ra từ tủ lạnh thì cần ngâm vào chậu nước sạch trong vòng 10 phút để giảm chênh lệch nhiệt độ giữa trứng và môi trường bên ngoài. Nếu lập tức thả trứng lạnh vào nồi nước rất dễ xảy ra tình trạng nứt vỏ. Với trứng tươi đã ở nhiệt độ phòng thì chúng ta chỉ việc rửa kỹ bề mặt bằng nước sạch.
- Cho trứng vào nồi, đổ nước lạnh ngập trứng. Chú ý không luộc trứng bằng nước nóng bởi cách này tuy tiết kiệm thời gian nhưng lại gây ra tình trạng trứng bị sốc nhiệt (do gặp nước nóng đột ngột) rất dễ gây ra hiện tượng nứt vỏ, khiến lòng trắng bên trong bị trào ra. Khi nước luộc ngấm vào bên trong thì không chỉ làm trứng bị nhạt mà còn gây mất vệ sinh.
- Để chắc chắn trứng không bị nứt khi luộc, bạn có thể sử dụng đầu kim chọc một lỗ nhỏ trên vỏ trứng giúp trứng thông hơi. Trong trường hợp không có sẵn kim bạn cứ luộc trứng như bình thường. Khi nồi trứng sôi khoảng 1 phút thì thả một vài lát chanh tươi vào luộc chung cũng sẽ có hiệu quả tương tự.
Một cách khác là trước khi luộc bạn cho vào nồi nước một chút muối và giấm trắng. Công dụng của muối là giúp trứng dễ lột vỏ, trong khi giấm có tác dụng hạn chế tình trạng trứng bị nứt.
Hãy nhớ, không luộc trứng với lửa lớn ngay từ đầu vì như vậy trứng cũng dễ bị sốc nhiệt và bị nứt, thay vào đó nên bật bếp, đun lửa vừa.
Ăn bao nhiêu trứng là đủ?
Theo Medlatec, so với các nguồn cholesterol khác thì cholesterol trong trứng không mang lại những tác động tiêu cực cho cơ thể. Vì vậy, người trưởng thành có thể ăn 7 quả trứng mỗi tuần mà không cần lo ngại việc ảnh hưởng đến tim mạch.
Đối với người bệnh, ngoài việc điều trị thì chế độ ăn cũng là một phần quan trọng. Trong đó, mỗi một tình trạng sẽ có một chế độ khác nhau:
Người bị tiểu đường type 2: bệnh nhân chỉ nên ăn tối đa 1 quả trứng 1 ngày và 5 quả trứng 1 tuần.
Người bị tim mạch hoặc người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch: có thể ăn 7 quả trứng 1 tuần nếu đang thực hiện chế độ ăn ít bão hoà. Nếu thực hiện chế độ ăn bình thường thì chỉ nên tiêu thụ 3 - 4 quả trứng mỗi tuần và không ăn quá 4 lòng đỏ.
Người có chỉ số cholesterol LDL cao: tối đa 1 quả trứng mỗi ngày và 7 quả trứng mỗi tuần. Nhưng tốt nhất chỉ nên ăn tối đa 4 quả mỗi tuần.
Người mắc hội chứng chuyển hoá: nếu thực hiện chế độ ăn ít chất béo bão hoà thì chỉ nên ăn tối đa 6 quả trứng mỗi tuần.
Thực chất, chế độ ăn uống ít ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong quả ở người trên 65 tuổi hơn là người dưới 30 tuổi. Vì thế, người cao tuổi hoàn toàn có thể ăn 1 quả trứng mỗi ngày thậm chí có thể hơn đối với người cao tuổi khỏe mạnh.
Đối với thai phụ khỏe mạnh, có thể ăn 3- 4 quả trứng mỗi tuần. Còn đối với mẹ bầu mắc tiểu đường hoặc các vấn đề về thai kỳ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết một tuần nên ăn mấy quả trứng.
Trẻ từ 6 - 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn nửa lòng đỏ trứng gà, mỗi tuần ăn 2 - 3 bữa.
Trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi: chỉ nên hấp thụ 1 lòng đỏ trong một bữa, một tuần ăn không quá 4 lòng đỏ.
Trẻ từ 1 - 2 tuổi: mỗi tuần có thể ăn 3 - 4 quả trứng.
Trẻ trên 2 tuổi: có thể ăn tùy theo sở thích của trẻ nhưng chỉ nên ăn tối đa mỗi ngày một quả.