Phụ Nữ Sức Khỏe

Đi tiểu mấy lần 1 đêm thì được coi là mắc chứng tiểu đêm?

Chứng tiểu đêm có thể gặp ở cả hai giới và mọi lứa tuổi, trong đó có khoảng 13% người mắc bệnh ở độ tuổi dưới 40 tuổi, 60-70% ở lứa tuổi trên 60.

Tôi được biết chứng tiểu đêm thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, tôi năm nay mới 35 tuổi mà mỗi đêm đã phải dậy đi tiểu từ 3-4 lần mặc dù không uống nước trước khi ngủ 2 tiếng.

Liệu có phải tôi đã mắc chứng tiểu đêm không? (Phan Văn Tân, Phú Thọ)

Trả lời

Bàng quang của người trưởng thành khỏe mạnh có thể chứa từ 300-400 ml nước tiểu. Khi đầy, bàng quang sẽ kích thích dẫn truyền lên não bộ để tạo ra phản xạ đi tiểu. Trong giấc ngủ đêm, thần kinh sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp để tạo phản xạ đi tiểu, giúp duy trì giấc ngủ ngon.

Tiểu đêm là tình trạng người bệnh thường xuyên thức giấc nhiều hơn một lần để đi tiểu vào ban đêm và việc này lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tỉ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi.

Khi thức dậy đi tiểu nhiều hơn 2 lần trong đêm, đây có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lý ở thận hoặc một số vấn đề về chức năng sinh lý.

Chứng tiểu đêm có thể gặp ở cả 2 giới và mọi lứa tuổi. Theo các nghiên cứu, khoảng 13% người mắc bệnh này ở độ tuổi dưới 40 tuổi, 60-70% ở lứa tuổi trên 60.

Nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu đêm

Vào ban đêm, thận có chức năng cô đặc nước tiểu để lượng nước tiểu sản xuất ra đủ chứa đựng trong bàng quang, giúp cơ thể người không cần thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.

Để thực hiện việc cô đặc nước tiểu, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan từ hệ thần kinh, hệ nội tiết, thận và bàng quang. Khi có một bất thường nào đó ở một trong các cơ quan trên sẽ gây ra chứng tiểu đêm.

Theo báo cáo của Hội Niệu khoa châu Âu năm 2019, có ba nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đêm: do mất ngủ, do đa niệu về đêm, hoặc do giảm dung tích chức năng của bàng quang.

Tỉ lệ người mắc bệnh đến khám còn ít

Tiểu đêm là căn bệnh phổ biến, nhưng không nhiều người đi khám do nghĩ rằng đây là bệnh lý bình thường do tuổi tác, “đến tuổi cao thì ai cũng mắc”. Cũng có nhiều người cho rằng chứng này do cơ địa, không chữa được; cùng với đó là nhiều người cảm thấy e ngại vì đã mắc bệnh.

Như vậy, có thể nói chủ quan và tâm lý e dè là nguyên nhân khiến tỉ lệ người mắc chứng tiểu đêm đến thăm khám tại các cơ sở y tế còn thấp.


Tiểu đêm là căn bệnh phổ biến, nhiều người mắc nhưng tỉ lệ người đi khám bệnh còn thấp. (Ảnh minh họa)

Trong quá trình thăm khám người bệnh, “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán bệnh tiểu đêm là nhật ký nước tiểu. Người bệnh cần ghi nhật ký này trong vòng 3 ngày, nếu khối lượng nước tiểu ban đêm được ghi nhận lớn hơn 33% tổng khối lượng nước tiểu trong 24 giờ và chứng này đã kéo dài trong nhiều ngày, gây mệt mỏi và bất tiện trong cuộc sống, thì người bệnh được chẩn đoán đã mắc chứng tiểu đêm.

Ngoài ra, người bệnh sẽ được làm thêm các xét nghiệm về sinh hóa máu, nước tiểu và thăm khám cận lâm sàng thăm dò chức năng như siêu âm ổ bụng, siêu âm tim; chụp X-quang tim, phổi; chụp CT; và nội soi bàng quang.

Người mắc chứng tiểu đêm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, gây mất ngủ, hao mòn sức khỏe, giảm sức đề kháng, lâu dần có thể gây rối loạn tâm thần, thậm chí làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 1,5 lần.

Hiện tại, chứng tiểu đêm được điều trị dựa theo từng người bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa rất lớn để xây dựng được phác đồ điều trị cá thể hóa đối với mỗi bệnh nhân.

Bác sĩ NGUYỄN THỊ VIÊN, Trung tâm Thận - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Theo Thanh Thanh/Báo Pháp luật TPHCM

Tin liên quan

Bánh trung thu bao nhiêu calo? Cách ăn bánh không lo tăng cân

Người mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, thừa cân, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành...

Các biểu hiện bệnh tay chân miệng cần chú ý ở trẻ

Gần đây khu phố của tôi có vài trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Xin hỏi bác sĩ bệnh tay...

Nhiễm vi khuẩn HP là sẽ bị ung thư dạ dày?

Khoảng 60% dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP nhưng không phải bệnh nhân nào cũng ung thư...

3 bộ phận mẹ bầu nên làm sạch trước khi đi sinh để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe...

Khi gần đến ngày sinh mẹ bầu cần chuẩn bị kỹ những đồ dùng cần thiết cũng như tâm lý...

Bà bầu ăn củ cải trắng được không? Những lưu ý khi ăn củ cải trắng

Củ cải trắng giúp giữ ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa và hệ bài...

Đâu là cách kiểm tra thai máy đúng nhận biết mầm sống đang phát triển tốt? 

Không cần phải chờ đến khi siêu âm, chỉ với những cách kiểm tra thai máy đơn giản sau đây...

Thói quen tốt của mẹ bầu giúp con phát triển trí não vượt trội

Khi mang thai mẹ nên duy trì thói quen tốt này để bé yêu có thể phát triển một cách...

Tin mới nhất

Trứng vịt lộn bổ dưỡng nhưng đại kỵ với 6 nhóm người này tuyệt đối tránh xa

21 phút trước

5 loại rau ‘rút ngắn tuổi thọ’, âm thầm ‘nuôi’ tế bào ung thư, nhiều người không biết vẫn ăn...

21 phút trước

Được ví như “nhân sâm đỏ”, cà chua giá cực rẻ bán đầy chợ Việt, làm nước ép cực bổ...

21 phút trước

Loại quả nhiều người sợ vì đắng lại là 'kho vitamin C', nhiều công dụng cực tốt nhưng những người...

23 giờ trước

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 6 loại rau củ 'đánh bay' mỡ bụng cực kỳ hiệu quả

23 giờ trước

Bơ so với bơ thực vật: Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?

23 giờ trước

Bún ngon nhưng 'đại kỵ' với 5 nhóm người này, thèm đến mấy cũng không nên ăn

2 ngày 2 giờ trước

Dầu tinh luyện so với dầu ép lạnh: Loại nào tốt hơn cho việc nấu ăn? Chuyên gia nói sự...

2 ngày 2 giờ trước

Báo Mỹ sửng sốt với món bò lúc lắc của Việt Nam

2 ngày 20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình